Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các thăm dò đặc hiệu giúp chẩn đoán

(Tham khảo chính: 2248/QĐ-BYT )

a. Điện tâm đồ gắng sức
Hiện nay, vai trò của điện tâm đồ gắng sức trong chẩn đoán bệnh động mạch vành bị giảm xuống so với các khuyến cáo và hướng dẫn trước đây do độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn so với các phương pháp khác, nhưng đây vẫn là một thăm dò kinh điển và dễ thực hiện trong hoàn cảnh thực tế tại cơ sở và đặc biệt nó có vai trò giúp đánh giá khả năng dung nạp với gắng sức trên lâm sàng.
- Giúp đánh giá dung nạp gắng sức, triệu chứng, rối loạn nhịp, đáp ứng huyết áp và nguy cơ biến cố của người bệnh. Điều này giúp phân tầng nguy cơ để quyết định biện pháp điều trị và theo dõi điều trị.
- Có thể xem xét như thăm dò thay thế để xác định/loại trừ bệnh ĐMV khi không có sẵn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn.
- Xem xét ở người bệnh đang điều trị để đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng và thiếu máu cơ tim.
- Không nên thực hiện để chẩn đoán ở người bệnh với ST chênh xuống ≥ 0,1 mV trên điện tâm đồ khi nghỉ hoặc khi đang điều trị Digitalis.
b. Siêu âm tim gắng sức
Siêu âm tim gắng sức là biện pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán HCMVM dựa trên vùng thiếu máu cơ tim bộc lộ trong lúc người bệnh gắng sức. Biện pháp này được khuyến cáo ưu tiên lựa chọn trong chẩn đoán và theo dõi HCMVM.
Nguyên lý của phương pháp là phân tích hình ảnh gắng sức dựa trên so sánh vận động vùng khi nghỉ và trong quá trình gắng sức. Đánh giá bán định lượng bằng chỉ số vận động vùng thành tim. Phương pháp mới trong đánh giá vận động vùng bằng Doppler mô và đánh dấu mô cơ tim (speckle tracking) dựa trên sức căng và tốc độ căng cơ tim. Chú ý, rối loạn vận động vùng xảy ra trong vòng vài giây của thiếu máu cấp tính và giai đoạn hồi phục xảy ra trong vòng 2 đến 3 phút. Do vậy, cần đánh giá khẩn trương trong hay ngay sau gắng sức (ghi lại hình ảnh).
Các hình thức siêu âm tim gắng sức: Siêu âm gắng sức có thể bằng thể lực hoặc bằng thuốc phụ thuộc vào khả năng gắng sức của người bệnh, trang thiết bị và trình độ của cơ sở y tế và mục đích của siêu âm gắng sức. Độ nhạy của siêu âm gắng sức phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh và trình độ kinh nghiệm của người làm siêu âm.
c. Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành
Là biện pháp chẩn đoán hình ảnh giải phẫu tổn thương động mạch vành được khuyến cáo mức độ ngày một cao hiện nay.
Chụp CLVT động mạch vành được thực hiện bằng cách tiêm thuốc cản quang có chứa iod vào tĩnh mạch ngoại biên. Khi nồng độ thuốc cản quang trong động mạch chủ đạt đến mức độ nhất định, máy sẽ quét và hình ảnh được ghi nhận. Các hình ảnh được phân tích bằng phần mềm máy tính, cho phép tái tạo hình ảnh 2D và dựng hình ảnh 3D của động mạch vành, các buồng tim, cũng như cho biết các thông số thể tích.
Ngày nay, với các thế hệ máy chụp nhiều lớp cắt (multi slice CT: 64, 128, 256 và 328 dãy) có thể dựng hình và cho phép chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương hẹp cũng như calci hoá ĐMV.
Với độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao và tính chất không xâm lấn, chụp CLVT ĐMV nên xem xét như phương pháp thăm dò không xâm lấn được ưu tiên để đánh giá tổn thương giải phẫu ĐMV, khi các biện pháp không xâm lấn khác không chẩn đoán được.
Không khuyến cáo chụp CLVT ĐMV khi: Vôi hóa mạch vành lan tỏa, nhịp tim không đều, béo phì, không thể phối hợp nền thở hoặc bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Cần lưu ý vôi hóa động mạch vành phát hiện trên cắt lớp vi tính không đồng nghĩa người bệnh có bệnh động mạch vành.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Các thăm dò cận lâm sàng cơ bản
  • Các thăm dò đặc hiệu giúp chẩn đoán
  • Chụp ĐMV qua da và các thăm dò đi kèm với chụp ĐMV
  • Một số thăm dò khác
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hội chứng HELLP

    1493/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã

    5904/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    4- Trẻ nhỏ
    Bàn luận các khái niệm trong hồi sức cấp cứu
    Ôn hội chứng tái cực sớm
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space