3.1. Trẻ "ăn ít" và trẻ "tránh thức ăn"
Phát triển thể chất của trẻ bình thường
. Giáo dục cha mẹ
. Không ép trẻ ăn
. Thử nhiều loại, phù hợp hơn
. Không cho trẻ lo ra, cho trẻ chú ý vào bửa ăn
. Tuân thủ giờ giấc ăn, vệ sinh ăn uống
3.2. Biếng ăn ở trẻ nhỏ
Cần ý kiến bác sĩ (BS) tâm lý nhi: chú ý mối quan hệ cha mẹ-trẻ
Giúp cha mẹ điều chỉnh vai trò theo tính khí của trẻ
3.3. RL ăn uống do thiếu quan tâm
Cần sự hỗ trợ của BS tâm lý: điều trị tâm lý cho cha mẹ, lưu ý các điều kiện kinh tế xã hội
3.4. RL hành vi ăn uống sau chấn thương
Điều trị tâm lý, tập cho trẻ ăn trở lại
BS Nhi cần dự phòng để tránh sang chấn
Các qui tắc chung
. Cho trẻ tập trung vào bữa ăn không xem tivi
. Giới hạn bữa ăn 20 – 30 phút thôi.
. Đừng tỏ thái độ khó chịu khi trẻ không ăn.
. Khen ngợi khi trẻ ăn thức ăn mới.
. Cung cấp thức ăn phù hợp lứa tuổi.
. Giới thiệu món ăn một cách hệ thống, kiên trì.
. Khuyến khích trẻ tự xúc, tự gắp, tự bốc thức ăn
. Cứ cho trẻ nghịch thức ăn, dù đổ cơm, vỡ bát.
. Không cho ăn uống đồ ngọt giữa các bữa ăn.
Các quan niệm sai lầm:
Chất đạm là thức ăn rất bổ, rất cần thiết cung cấp quá nhiều khó tiêu hóa trẻ gầy và lên cân không tốt.
. Trong xương có nhiều canxi hầm xương cho trẻ ăn liên tục chán ăn. Chất đạm không tan trong nước, ăn lâu ngày thiếu chất đạm
. Chất béo là thức ăn khó tiêu hạn chế. Nhu cầu cung cấp chất béo ở trẻ em rất cao, cao hơn ở người lớn. Chọn chất béo phù hợp với lứa tuổi và cung cấp đấy đủ giúp trẻ phát triển tốt.
. Khẩu vị thức ăn: chọn khẩu vị thức ăn lành mạnh, không quá ngọt, không quá mặn tránh béo phì, cao huyết áp, sâu răng…
Ngoài ra, cần lưu ý độ lợn cợn của thức ăn:
Tùy theo lứa tuổi:
< 6 tháng: bột 5% - 10%
9 – 10 tháng: cháo
20 tháng: cơm nhão tán – thức ăn lợn cợn
2 tuổi: cơm hạt như người lớn
|