Biếng ăn là một triệu chứng, liên quan đến sự không thèm ăn.
Tình trạng biếng ăn hay ăn no được kiểm soát bởi vùng hạ đồi. Ngoài hệ thống thần kinh, hệ thống nội tiết cũng ảnh hưởng trên cảm giác đói hoặc no qua các hormone như ghrelin, leptin và đường trong máu.
Thuật ngữ "biếng ăn" được sử dụng rộng rãi; thiếu định nghĩa chuẩn và biếng ăn là lý do đến khám trẻ của rất nhiều cha mẹ.
Có rất nhiều nguyên nhân:
- thực thể như: bệnh ác tính, nhiễm trùng do vi trùng, siêu vi, bệnh lý chuyển hóa....
- tâm lý
- do thuốc: kháng sinh, chống trầm cảm, do cai thuốc (cannabis= cần sa, corticoid)
Tiên lượng còn tùy vào thời gian:
- ngắn: ít biến chứng
- kéo dài: suy dinh dưỡng (SDD), tử vong
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do đa số các bậc cha mẹ quá lo lắng và nghĩ rằng con mình không ăn được nhiều. Thật ra, đa số các trường hợp là những trẻ bình thường nhưng nhu cầu của trẻ thấp hơn bình thường, và cha mẹ thường ép trẻ ăn lượng mà cha mẹ nghĩ là "bình thường".
Khi chúng ta càng ép trẻ ăn, trẻ lại càng sợ thức ăn và gia đình lại càng áp lực để trẻ ăn cho bằng được. Do vậy, cần thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này.
Tuy nhiên, biếng ăn của trẻ có thể tiềm ẩn một nguyên nhân tâm lý cần quan tâm lưu ý.
Bài này đề cập 2 phần:
Biếng ăn ở trẻ em (không do nguyên nhân thực thể, thuốc)
Biếng ăn tâm thần ở trẻ vị thành niên
|