Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán các thể suy tim

(Trở về mục nội dung gốc: 1762/QĐ-BYT )

- Phân loại các thể suy tim theo Hội Tim mạch châu Âu năm 2016 có giá trị thực hành cao và được áp dụng phổ biến hiện nay:

Thể suy tim

Suy tim với phân suất tống máu thất trái giảm (HFrEF)

Suy tim với phân suất tống máu thất trái giảm vừa (HFmrEF)

Suy tim với phân suất tống máu thất trái bảo tồn (HFpEF)

Tiêu chuẩn

1

Triệu chứng cơ năng và/hoặc thực tổn

Triệu chứng cơ năng và/hoặc thực tổn

Triệu chứng cơ năng và/hoặc thực tổn

2

EF < 40%

EF 40-49%

EF ≥≥ 50%

3

 

1. Tăng nồng độ các peptid lợi niệu

2. Ít nhất thêm một tiêu chuẩn:

a. Bằng chứng tổn thương cấu trúc tim (phì đại thất và/hoặc nhĩ trái).

b. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái.

3. Tăng nồng độ các peptid lợi niệu

4. Ít nhất thêm một tiêu chuẩn:

c. Bằng chứng tổn thương cấu trúc tim (phì đại thất và/hoặc nhĩ trái).

d. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái.

2.5. Đánh giá mức độ suy tim

- Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trong thực tế lâm sàng, có 2 cách phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch học New York (New York Heart Association) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân và phân giai đoạn suy tim của Hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) đã được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi.

2.5.1. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA.

Độ

Đặc điểm

I

Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường.

II

Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.

III

Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.

IV

Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.

2.5.2. Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2008)

Giai đoạn

Đặc điểm

A

Bệnh nhân có các nguy cơ cao của suy tim nhưng chưa có các tổn thương cấu trúc tim

B

Bệnh nhân đã có các bệnh lý ảnh hưởng cấu trúc tim nhưng chưa có triệu chứng và biểu hiện của suy tim

C

Đã có tổn thương thực tổn ở tim, trong tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng của suy tim, điều trị nội khoa có kết quả.

D

Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối cần các biện pháp điều trị đặc biệt

Tải về tài liệu chính  https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202202241762_QD-BYT_440406.doc.....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 1762/QĐ-BYT

  • Triệu chứng lâm sàng
  • Thăm dò cận lâm sàng
  • Tiếp cận chẩn đoán suy tim
  • Chẩn đoán các thể suy tim
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Theo dõi đánh giá sự phát triền tinh thần, vận động và tâm lý

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Rối loạn động tác định hình

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các thời kỳ phát triển của trẻ

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    nang và rò khe mang ii
    ESTROGEN LIÊN HỢP
    quy trình kỹ thuật chăm sóc ngừa loét
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 18/05/2025

    kỹ năng phân tích x quang ngực thẳng - CME 48h (hoàn toàn trực tuyến - từ xa)

    thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space