Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


4 Phòng bệnh

(Tham khảo chính: 5186/QĐ-BYT )

- Xét nghiệm giang mai cho tất cả phụ nữ mang thai vào lần khám thai đầu tiên sử dụng test nhanh giang mai để phát hiện, điều trị sớm, ngăn ngừa lây truyền giang mai từ mẹ sang con.

 - Truyền thông giáo dục cho cộng đồng, đặc biệt quần thể nguy cơ cao (gái mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới) về nguyên nhân gây bệnh, đường lây, biến chứng, cách phòng bệnh, lợi ích của việc xét nghiệm và điều trị sớm.

 - Thực hành tình dục an toàn.

 - Tập huấn chuyên môn cho các bác sỹ đa khoa, bác sỹ chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa ở các tuyến từ trung ương đến địa phương về chẩn đoán sớm, điều trị đúng và đủ bệnh giang mai, giảm tối đa giang mai bẩm sinh.

 

Phụ lục 1. Các chiến lược xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị giang mai theo tuyến y tế

1) Chiến lược A: Xét nghiệm nhanh tại chỗ, nếu dương tính thì điều trị

-  Áp dụng: tuyến phường/xã, hoặc tuyến huyện không có điều kiện xét nghiệm RPR

- Chỉ làm duy nhất xét nghiệm nhanh tại chỗ, nếu kết quả dương tính thì điều trị luôn.

- Chủ yếu áp dụng cho phụ nữ mang thai để dự phòng lây truyền giang mai từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai nếu trong lần mang thai trước có xét nghiệm nhanh dương tính và đã được điều trị đầy đủ, nếu có nguy cơ cao tái mắc bệnh sẽ phải điều trị lại mà không cần làm xét nghiệm nhanh. Ở những nơi có cơ sở vật chất tốt hơn, đối tượng này nên được tiến hành xét nghiệm RPR định lượng thay xét nghiệm nhanh.

- Nhược điểm: xét nghiệm nhanh không phân biệt được giang mai chưa điều trị và tiền sử đã được điều trị giang mai đầy đủ.

Sơ đồ 1. Chiến lược A (xét nghiệm nhanh tại chỗ, nếu dương tính thì điều trị).

2) Chiến lược B: Xét nghiệm RPR tại chỗ, nếu dương tính thì điều trị

- Áp dụng: tuyến huyện.

- Nếu kết quả RPR dương tính thì có thể điều trị luôn trong cùng 1 ngày.

- Nếu kết quả RPR âm tính, có thể làm lại xét nghiệm sau 1 tháng để tránh bỏ sót trường hợp âm tính giả trong giang mai sớm.

- Chủ yếu áp dụng điều trị cho phụ nữ mang thai để dự phòng lây truyền giang mai từ mẹ sang con.

- Cần máy lắc, máy li tâm, tủ lạnh bảo quản sinh phẩm, nguồn điện để vận hành các máy móc.

Sơ đồ 2. Chiến lược B (xét nghiệm RPR tại chỗ, nếu dương tính thì điều trị).

3) Chiến lược C: Xét nghiệm nhanh (đặc hiệu) tại chỗ, nếu dương tính thì điều trị liều đầu tiên và làm xét nghiệm RPR theo sơ đồ dưới đây.

- Áp dụng: tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh.

- Xét nghiệm nhanh (đặc hiệu), nếu âm tính thì xem như không mắc bệnh, không cần điều trị.

- Nếu xét nghiệm nhanh dương tính, cần điều trị ngay mũi benzathin penicillin đầu tiên. Sau đó tiến hành xét nghiệm RPR. Nếu RPR dương tính, bệnh nhân sẽ được tiếp tục điều trị theo phác đồ (tùy theo giai đoạn bệnh). Nếu RPR âm tính, cần làm lại xét nghiệm sau khoảng 1 tháng để tránh bỏ sót trường hợp âm tính giả.

Sơ đồ 3. Chiến lược C (xét nghiệm nhanh (đặc hiệu) tại chỗ, nếu dương tính thì điều trị liều đầu tiên và làm xét nghiệm RPR).

4) Chiến lược D: Chiến lược xét nghiệm chuẩn ở phòng xét nghiệm chuyên biệt

- Áp dụng: tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương.

- Xét nghiệm RPR hoặc VDRL ở phòng xét nghiệm, nếu dương tính làm xét nghiệm TPPA hoặc TPHA (cùng một mẫu bệnh phẩm máu).

- Quyết định điều trị khi chẩn đoán giang mai theo sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 4. Chiến lược D (xét nghiệm chuẩn ở phòng xét nghiệm chuyên biệt).

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202402035186_QD-BYT_493851.doc.....(xem tiếp)

  • i. đại cương
  • 2. Chẩn đoán
  • 3 Điều trị
  • 4 Phòng bệnh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nguyên tắc dự phòng phản vệ

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặc điểm lâm sàng của nhiễm virus varicella-zoster: Thủy đậu

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    YC27 Các yêu cầu của buổi khám bệnh

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Dữ liệu cá nhân (Personal data)
    Hướng dẫn dành cho ban biên tập
    Phù phổi cấp huyết động
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space