Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


100. TẬP CHO NGƯỜI THẤT NGÔN

(Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT )


I. ĐỊNH NGHĨA
- Định nghĩa thất ngôn là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não
- Thất ngôn bao gồm:
+ Rối loạn một hoặc nhiều chức năng về hiểu lời nói, hiểu chữ viết, thể hiện bằng lời nói, thể hiện bằng chữ viết.
+ Rối loạn về một hoặc nhiều lĩnh vực ngôn ngữ: âm vị học, hình thái học, ngữ nghĩa học và dụng học.
- Các rối loạn này đều có liên quan đến khu vực tổn thương của não.
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có rối loạn về giao tiếp do tổn thương bán cầu não.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các người bệnh có rối loạn về giao tiếp không do tổn thương bán cầu não.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Kỹ thuật viên Ngôn ngữ trị liệu.
2. Phương tiện
- Dụng cụ đánh giá:
+ Tranh ảnh: 05 tranh đồ vật, 05 tranh hành động, 05 tranh chữ cái, 05 tranh màu sắc và 05 tranh số lượng.
+ Tranh chữ: 10 tranh câu ngắn và 20 tranh câu dài.
+ 01 bức tranh có chủ đề.
3. Người bệnh
Người bệnh có rối loạn về giao tiếp do tổn thương bán cầu não.
4. Hồ sơ bệnh án
- Biểu mẫu phân loại thất ngôn.
- Biểu mẫu đánh giá thất ngôn.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra người bệnh
- Hội thoại:
Hỏi người bệnh tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ và ghi câu trả lời vào phiếu đánh giá.
Người bệnh tự kể về gia đình, công việc, tiền sử bệnh. Tự kể 01 bức tranh có chủ đề mà người đánh giá đưa ra.
- Đánh giá nghe hiểu:
Nghe và chỉ vào các bức tranh.
Nghe và chỉ vào các bộ phận cơ thể. Làm theo các mệnh lệnh từ dễ đến khó.
- Lời nói: Làm theo các cử động miệng của người hướng dẫn.
Nói chuỗi tự động số hoặc chữ.
Nhắc lại các phát ngôn vừa nghe thấy
Đọc chữ
Trả lời định danh
Định danh hình vẽ.
- Hiểu ngôn ngữ viết: Phân biệt ký hiệu và từ. Chọn từ khi được nghe. Hiểu từ khi nghe đánh vần. So cặp tranh và chữ.
- Viết:
Viết chính tả. Viết về bản thân
2. Thực hiện kỹ thuật
- Tùy vào dạng thất ngôn dạy người bệnh nhằm vào những chức năng ngôn ngữ bị tổn thương.
- Lồng ghép việc dạy vào các hoạt động hàng ngày.
- Dạy từ dễ đến khó.
- Sử dụng kỹ năng nhắc.
- Phối hợp nhiều những phương pháp giao tiếp hỗ trợ khác: tranh ảnh cử chỉ…
VI. THEO DÕI
Có thể chia các phần đánh giá trong nhiều buổi.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong khi tập: người bệnh bị mệt thì ngừng tập và theo dõi sát người bệnh.
2. Sau khi tập: mệt kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/2025032954_QD-BYT_247911.doc.....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT

  • 95. TẬP NUỐT
  • 96. TẬP NÓI
  • 97. TẬP NHAI
  • 98. TẬP PHÁT ÂM
  • 99. TẬP GIAO TIẾP
  • 100. TẬP CHO NGƯỜI THẤT NGÔN
  • 101. TẬP CHO NGƯỜI THẤT NGÔN
  • 102. TẬP LUYỆN GIỌNG
  • 103. TẬP SỬA LỖI PHÁT ÂM
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Xuất tinh ra máu

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ SINH RA TỪ MẸ BỊ VIÊM GAN B, LAO, LẬU, GIANG MAI, HIV
    bài làm 6
    quyết định vv ban hành quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn năm 2021

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space