Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


96. TẬP NÓI

(Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT )


I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
- Tập nói là sử dụng các phương pháp để tập phát âm cho trẻ có khó khăn về nói.
- Bình thường trẻ bắt đầu bập bẹ một số từ đơn lúc 12 -18 tháng. Chậm nói là sau 2 tuổi rưỡi trẻ chưa nói được từ nào, hoặc mới nói bập bẹ được vài từ đầu hoặc trẻ chỉ phát ra một số âm thanh như nguyên âm: a…a…a; e…e…e.
2. Mục tiêu
- Xây dựng mối quan hệ với mọi người.
- Học.    
- Gửi thông tin.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm phát triển tâm thần
- Trẻ tự kỷ
- Trẻ khiếm thính
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không có
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Kỹ thuật viên ngôn ngữ
2. Phương tiện: Dụng cụ học tập
3. Người bệnh: Không đang giai đoạn ốm sốt
4. Phiếu điều trị
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ
2. Kiểm tra người bệnh: Đúng tên trẻ với phiếu tập
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Mức độ hiểu ngôn ngữ
Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ:
- Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói.
- Nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to.
- Sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.
- Chỉ sử dụng 1 vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ một người hướng dẫn
- Động viên khen thưởng đúng lúc.
Bước 1: Đánh giá trẻ.
Bước 2: Lập chương trình huấn luyện.
Bước 3: Đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.
3.2. Mức độ diễn đạt ngôn ngữ
3.3. Mục tiêu: Trẻ sẽ tự nói/làm dấu/ chỉ vào các bức tranh.
Bước 1: Đánh giá trẻ.
Bước 2: Lập chương trình huấn luyện. Chọn 1 đến 2 kỹ năng cho đợt huấn luyện.
Bước 3: Đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.
VI. THEO DÕI
- Sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt điều trị dựa trên mục tiêu đề ra
- Lập kế hoạch cho đợt điều trị mới
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong khi tập: kết quả làm người bệnh bị mệt thì ngừng tập và theo dõi sát người bệnh.
2. Sau khi tập: mệt kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ NĂNG NGÔN NGỮ

Họ và tên trẻ……………………………………………Ngày sinh…./…../……..

 Trẻ làm được  Trẻ không làm được Trẻ thỉnh thoảng làm được

Hiểu ngôn ngữ

 Diễn đạt ngôn ngữ

1- Hiểu ngữ cảnh.



1-Phát ra những âm thanh ban đầu



2- Hiểu tên người.

Theo dõi mọi người nói chuyện.



2- Nói những từ có tính xã hội: gọi Mẹ, Bố



3- Chỉ được một số bộ phận cơ thể.



3- Làm các tiếng động của con vật, ôtô.



4- Hiểu tên của đồ vật khi sử dụng dấu hiệu.



4- Nói một số từ ban đầu.



5- Hiểu tên đồ vật mà không sử dụng dấu hiệu.



5-Làm dấu hoặc nói tên nhiều đồ vật, tranh ảnh.



6a- Hiểu các từ hoạt động.

b- Chỉ ra các đồ vật khi bạn nói về các sử dụng của chúng.





6a- Nói các từ hành động

b- Những vật này để làm gì?





7- Hiểu câu có hai từ

a- Đặt 2 đồ vật vào với nhau.

b- Tên và hành động.

 





7- Nói hai từ cùng một lúc

a- Tên và từ ban đầu.

b- Hai danh từ (tên).

c- Tên và hành động.

d- Hoạt động và danh từ.

 









8- Hiểu những từ mô tả

a- To/nhỏ.

b- Dài/ngắn.

c- Những cái này của ai?

d- Màu sắc.

 









8a- Nói các từ mô tả.

b- Nói các từ chỉ vị trí.

c- Nói các đại từ.

d- Nói các từ để hỏi.









9- Hiểu một câu có ba từ

a- Nhớ lại ba đồ vật.

b- Nơi để các đồ vật.

c- Số lượng.

d- Các câu hỏi Ai, Cái gì, Ở đâu?

 









9- Nói ba từ cùng nhau.



10- Hiểu các câu khó + từ diễn tả

a- Giữa, bên cạnh, sau, trước.

b- Thì quá khứ và tương lai.

c- Các từ khác.

 








10a- Nói các câu dài, thử kể 1 câu chuyện.Sử dụng các từ diễn tả đúng.

b- Số nhiều, số lượng.

c- Sở hữu cách.

d- Tân ngữ gián tiếp, từ yêu cầu

e- Thì quá khứ.

f- Thì quá khứ và hiện tại tiếp diễn















Ngày thử: Lần 1: ….../…../….. Lần 2: ……./ ……./ ……. Lần 3: ….../……../ ………

Người thử:...............................................……….....................................

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/2025032954_QD-BYT_247911.doc.....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT

  • 95. TẬP NUỐT
  • 96. TẬP NÓI
  • 97. TẬP NHAI
  • 98. TẬP PHÁT ÂM
  • 99. TẬP GIAO TIẾP
  • 100. TẬP CHO NGƯỜI THẤT NGÔN
  • 101. TẬP CHO NGƯỜI THẤT NGÔN
  • 102. TẬP LUYỆN GIỌNG
  • 103. TẬP SỬA LỖI PHÁT ÂM
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Cơ chế gây nôn ói

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    CEFTRIAXON

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hướng dẫn triển khai phát hiện sớm - can thiệp sớm trẻ em khuyết tật
    Theo dõi và quản lý
    Xẹp toàn bộ phổi
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space