Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Xử trí ngộ độc thuốc tê

(Tham khảo chính: )

ĐẠI CƯƠNG

  • Ngộ độc thuốc tê (Local anesthetic system toxicity – LAST) là một tai biến trong gây tê vùng, là phản ứng có hại nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho người bệnh.
  • Các thuốc tê sử dụng thông thường đều có thể gây ngộ độc
  • Độc tính thuốc tê xếp theo thứ tự tăng dần:

Lidocaine = Mepivacaine < Ropivacaine  Levobupivacaine << Bupivacaine.

  • Cần phân biệt ngộ độc thuốc tê với dị ứng thuốc tê. Dị ứng thuốc tê là phản ứng dị ứng, nhưng hiếm gặp, nhất là khi dùng thuốc tê loại aminoamide. Dạng nặng của dị ứng thuốc tê là sốc phản vệ.

NGUYÊN NHÂN :

Tăng đột ngột nồng độ thuốc tê trong máu do :

  • Tiêm nhầm thuốc tê vào mạch máu
  • Tái hấp thu một lượng lớn thuốc tê, do sử dụng nồng độ cao hoặc số lượng lớn.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Biểu hiện thần kinh

  • Thường gặp với Lidocaine hơn là Bupivacaine.
  • Độc tính thần kinh có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo tế bào thần kinh bị phong bế là dạng ức chế hay kích thích. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện theo nồng độ thuốc tê tại não tăng dần:
  • Tê lưỡi và quanh miệng.
  • Ù tai
  • Hoa mắt.
  • Nói lắp bắp, khó nói.
  • Cử động mất điều khiển.
  • Mất định hướng.
  • Co giật toàn thể.
  • Hôn mê.
  • Ngưng thở.

Biểu hiện trên tim

  • Thường gặp với Bupivacaine.
  • Do thuốc tê gây ức chế kênh Na+ của tế bào cơ tim, gây rối lọan dẫn truyền và co bóp cơ tim.
  • Biểu hiện lâm sàng :
  • Tăng huyết áp (lúc đầu) ➝ Tụt huyết áp.
  • Rối loạn nhịp tim
  • Ngưng tim

ĐIỀU TRỊ

Điều trị ban đầu

Ngay khi xuất hiện tiền triệu (dị cảm, tê quanh miệng, vị kim loại ở lưỡi) thực hiện các bước cấp cứu sau đây nhanh và cùng lúc:

  • Ngưng tiêm thuốc tê ngay
  • Gọi người hỗ trợ
  • Đảm bảo cung cấp oxy cho người bệnh : Thở oxy 100%, hoặc đặt nội khí quản cấp cứu.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch chắc chắn : có sẵn hay thêm đường truyền.
  • Bolus dung dịch intralipid 20% với liều 1,5 ml/kg. Dùng sớm intralipid có thể ngưng diễn biến nặng của ngộ độc thuốc tê.

Điều trị đặc hiệu

Ngộ độc thần kinh trung ương

  • Chống co giật bằng thuốc nhóm Benzodiazepine (Midazolam, Diazepam).
  • Midazolam 0,1 mg – 0,2 mg/kg.

Ngộ độc tim

  • Bù đủ dịch và thuốc vận mạch khi cần.
  • Thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim.
  • Adrenalin liều thấp 0,05- 0,1mg tiêm tĩnh mạch (<1mcg/kg)
  • Tránh dùng các thuốc co mạch vasopressin, các thuốc điều trị loạn nhịp như thuốc ức chế calci, ức chế beta, lidocaine, amiodarone.
  • Bolus tĩnh mạch dung dịch intralipid 20% 100ml-200ml (liều 1,5ml/kg), tiếp theo truyền tĩnh mạch 0,2- 0,5ml/kg/phút tổng liều tối đa là 10ml/kg (Thông tư 51/2017/TT-BYT).
  • Sau khi phục hồi các rối loạn thần kinh và tim mạch, người bệnh cần được theo dõi tối thiểu 24 giờ

PHÒNG NGỪA

  • Không dùng thuốc tê vượt quá liều tối đa.
  • Giảm liều 30%- 40% đối với người lớn tuổi.
  • Tiêm thuốc tê chậm, chia nhỏ liều.
  • Thường xuyên rút ngược bơm tiêm nhẹ nhàng để kiểm tra xem có máu trào ngược không
  • Theo dõi sau thủ thuật ít nhất 60 phút.
  • Cẩn thận với các yếu tố nguy cơ: giảm oxy máu, tăng thán khí hoặc nhiễm toan máu.

  • Xét nghiệm thăm dò sắt
  • Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan
  • đính gân, tenodesis
  • Hội chứng vành cấp - chẩn đoán và điều trị 2
  • BIRADS
  • Sử dụng thuốc thoa trong da liễu
  • Điều trị viêm gan B
  • Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm HPV định týp từng phần.
  • dấu sao mạch, spider angioma, spider nevus, nevus araneus
  • Phác đồ sàng lọc bằng xét nghiệm VIA
  • Thông tin bác sĩ PK
  • Kiến thức Y khoa Toàn cầu
  • Qui định về kê đơn thuốc
  • bệnh học đường
  • Phải thông báo việc nhiễm HIV với người chung sống như vợ chồng
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nguyên tắc chung đối với các cơ sở khám, chữa bệnh trong điều trị, quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch COVID-19

    1470/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cập nhật điều trị viêm gan B

    Trần Thị Khánh Tường.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    4- Trẻ nhỏ
    Phương pháp trực tiếp
    Dị cảm - ngứa thứ phát không sang thương da phân bổ toàn thân
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space