Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nấm móng

(Tham khảo chính: ICPC )

NẤM MÓNG (ONYCHOMYCOSIS)
ĐẠI CƯƠNG:
Nấm móng là nhiễn nấm ở phần bản móng của ngón tay, ngón chân được gây bởi nhiều loài vi nấm khác nhau.

Khi đã nhiễm nấm, bệnh có xu hướng diễn biến mạn tính và âm thầm.

2.  NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:


Nhóm Dermatophyte là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương móng trong đó Trichophyton rubrum chiếm 71% và Trichophyton mentagrophytes chiếm 20%.

Aspergillus, Cephalosporium, Fusarium và Scopulariopsi  chiếm 4% đượccoi là tạp nhiễm hoặc không gây bệnh, nhưng cũng có khả năng gây nhiễm nấm ở bản móng.

Nấm men, đại diện là Candida albicans, chiếm 5%

Nhiều tác nhân vi nấm có thể cùng hiện diện trên cùng một móng.

3.   YẾU TỐ NGUY CƠ
Chấn thương, đặc biệt do mang giày chật làm tăng việc nhiễm nấm Làm việc trong môi trường ẩm ướt

4.   CHẨN ĐOÁN
Dịch tễ học:
Tần suất gia tăng theo tuổi.

Bệnh chiếm tỷ lệ 15-20% ở lứa tuổi từ 40 đến 60. Bệnh kéo dài mà không có thời gian tự thuyên giảm.

4.2.   Lâm sàng:
Nấm móng có bốn dạng lâm sàng chính, các dạng này không đơn độc mà có thể cùng xảy ra hoặc ở bản móng kế cận.

Nấm móng có thể đồng thời với nấm da tay hoặc chân hoặc chỉ đơn độc.

Bản móng dày thành khối với các mảnh vỡ bên dưới gây khó chịu lúc mang giày vớ.

Nấm móng dưới móng xa (ngoại vi): thường gặp nhất. Nấm xâm nhập phần xa của giường móng. Bản móng xa trở nên vàng hoặc trắng do tích tụ các mảnh vỡ tăng sừng làm cho móng dày lên và tách khỏi giường móng bên dưới.
Nấm móng bề ngoài trắng: gây ra do sự xâm nhập bề mặt của bản móng. Bề mặt móng mềm, khô, giống bột phấn và dễ vỡ. Bản móng không dày và vẫn dính chặt vào giường móng.
Nấm móng dưới móng gần: vi nấm đi vào phần sau khu vực biểu bì của nếp móng và xâm nhập bản móng từ bên dưới. Bề mặt của bản móng vẫn còn nguyên vẹn. Các mảnh sừng vỡ làm tách móng.
Nấm móng Candida: có thể tổn thương tất cả các móng tay. Bản móng trở nên dày và chuyển màu vàng hoặc nâu.
4.3.   Chẩn đoán:
Xét nghiệm để loại trừ tất cả các bệnh khác có biểu hiện giống với nấm móng.

Để chẩn đoán nấm móng nên dựa vào xét nghiệm soi tìm nấm trực tiếp với dung dịch KOH.

Nếu chưa chắc chắn, việc chẩn đoán cần xác định bằng cấy tìm nấm hoặc gửi mẫu cắt bản móng đi nhuộm mô với Grocott’s methenamine silver hoặc với phản ứng Periodic acid-schiff.

4.3 Cận lâm sàng
Xét nghiệm với dung dịch KOH mảnh cắt của phần dưới móng hoặc bản móng để phát hiện nấm.
Cấy để xác định loài nấm và kháng nấm đồ.
Nên thử công thức máu toàn phần và chức năng gan trước điều trị và trong thời gian điều trị.
5.   ĐIỀU TRỊ:
Tại chỗ:
Các kháng nấm bôi tại chỗ chỉ có tác dụng ở vùng rìa. Sử dụng kéo dài kháng nấm bôi sau khi đã đáp ứng với kháng nấm dùng đường uống sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm nấm.
5.2  Toàn thân:
Thuốc:
.Terbinafine 250 mg/ngày x 6 tuần đối với nấm móng tay và 12 tuần đối với nấm móng chân.

.Itraconazole 200 mg/ ngày x 6 tuần với nấm móng tay và 12 tuần với nấm móng chân. Có thể điều trị theo liều nhịp: mỗi nhịp gồm Itraconazole 200 mg x 2 lần/ ngày x 7 ngày, mỗi tháng dùng một nhịp (nấm móng tay dùng trong 2-3 nhịp, nấm móng chân dùng trong 3-4 nhịp)

.Fluconazole 300mg mỗi tuần 1 lần trong 6-9 tháng cho đến khi móng hồi phục bình thường.

-Theo dõi bệnh nhân sau 6 tuần và ở cuối đợt uống thuốc.

-Nếu có thể nên mở ổ móng ở mỗi lần đến thăm khám:

+ Cắt móng bằng kìm để lấy đi phần lớn các mãnh vỡ dày và cứng. có thể.

+ Dùng dụng cụ lách dưới móng để tách phần móng bị bệnh và giường móng ở mức tối đa

+ Việc loại bỏ phần bản móng bị bệnh giúp tỷ lệ lành cao hơn và chậm tái phát hơn.

-Chú ý: Trong hầu hết trường hợp sự hồi phục sẽ chưa thấy rõ sau 12 tuần và cần dặn bệnh nhân nên bôi giữ thuốc tại bản móng trong nhiều tháng để tiếp tục tiêu diệt vi nấm.

6.   THEO DÕI:
Tiêu chuẩn khỏi bệnh căn cứ trên tình trạng lâm sàng, xét nghiệm tìm nấm, và quan trọng nhất là theo dõi sự tái phát để đánh giá.

7.   DIỄN BIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG
Điều trị đường toàn thân cho tỷ lệ hiệu quả từ 50% đến hơn 80%, với tỷ lệ tái phát khoảng 15- 20% trong một năm.

BỆNH LANG BEN
(TINEA VERSICOLOR)

ĐẠI CƯƠNG:
Là bệnh nấm da thường gặp, gây ra bởi vi nấm Pityrosporum orbiculare (Malassezia furfur), là một thành phần của quần thể vi sinh vật của da bình thường. Bệnh dễ lây, nhất là với người có da nhờn. Khí hậu nóng và ẩm làm da dễ nhiễm bệnh.

2.   YẾU TỐ NGUY CƠ
Bệnh thường gặp ở độ tuổi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh (thanh thiếu niên), giảm hoặc biến mất

khi lớn tuổi.

Bệnh đặc biệt hay gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới.

Có thể gây ngứa nhất là khi ra nhiều mồ hôi, nhưng thường không có triệu chứng.

3.   CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng:
Nhiều sẩn vảy trắng, tròn, nhỏ ở nửa trên thân mình. Có thể lan đến phần trên cánh tay, cổ, và bụng.

Tổn thương ở mặt thường gặp ở trẻ em và người da đen.

Vảy bột có thể không thấy rõ lúc khám nhưng sẽ dễ thấy khi cạo nhẹ bằng lưỡi dao mổ số 15.

Tổn thương gây giảm sắc tố ở người da nâu và có màu hồng hoặc nâu vàng ờ người có màu da khác. Màu sang thương đồng bộ trên mỗi bệnh nhân, nhưng rất khác nhau giữa các trường hợp bệnh.

Tổn thương có thể kín đáo ở người da sáng màu trong mùa lạnh.

3.2  Cận lâm sàng:
Soi trực tiếp vảy da với dung dịch KOH thấy nhiều sợi nấm có xu hướng vỡ thành các mảnh hình que ngắn trộn lẫn với cụm bào tử hình chùm nho, cho hình ảnh gọi là “thịt trong mỳ” (spaghetti and meatballs).

Soi đèn Wood thấy các vùng giảm sắc tố do nhiễm nấm và phát huỳnh quang màu xanh lá cây nhạt.

4.  ĐIỀU TRỊ
Tại chỗ:
Được chỉ định để giới hạn bệnh:

+ BSI thoa ngày 2 lần trong 2 tuần.

+ Selenium sulfide lotion 2,5% toàn bộ bề mặt da từ gáy xuống đến đùi, để 20 phút rồi tắm sạch. Mỗi ngày đắp một lần trong 7 ngày liền.

+ Dầu gội có thành phần Ketoconazole 2% thoa lên da ướt, để bọt trong 5 phút rồi rửa sạch.

tuần.

+ Xà bông Zinc pyrithione (ZNP bar) dùng để tắm, để bọt trong 5 phút rồi rửa sạch.

+ Các loại kem Miconazole, Clotrimazole, Econazole hoặc Ketoconazole thoa trong 2-4

Toàn thân: áp dụng cho các bệnh nhân có vùng tổn thương rộng, không đáp ứng với thuốc bôi hoặc hay tái phát.
Itraconazole 200mg/ngày x 5 ngày.

Ketoconazole 200mg/ngày x 5 ngày. Cần chú ý kiểm tra chức năng gan trước khi điều trị. Thận trọng cân nhắc giữa lợi ích - nguy cơ khi sử dụng Ketoconazole đường uống, nhất là bệnh nhân có tiền sử bệnh gan.

Fluconazole 150 mg (2 viên nang/ tuần x 2 tuần).

Terbinafine uống không có tác dụng đối với Pityrosporum orbiculare.

5.   DIỄN BIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG
Các loại thuốc bôi và uống sẽ loại trừ vi nấm, nhưng sự giảm bệnh thường chỉ tạm thời và thường dễ tái phát (40-60%)

Giảm sắc tố sẽ tồn tại trong nhiều tuần sau khi diệt hết nấm cùng với sự giảm vảy. Phơi nắng giúp phục hồi sắc tố sau điều trị.

6.   PHÒNG NGỪA
-Nên mặc áo quần thoáng, tắm rửa và thay áo quần mỗi ngày nhất là vào mùa nóng.

-Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo… 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240620440 nhiem nam.pdf .....(xem tiếp)

  • Nấm da
  • Nấm móng
  • Nấm candida
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    bệnh án điện tử và ứng dụng trong y học gia đình

    nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    các thể lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau đầu mới

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Những vấn đề về tai mũi họng_P3
    ESTRADIOL
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space