Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Dùng thuốc

(Tham khảo chính: ICPC )

Các thuốc giãn phế quản kích thích thụ thể beta-2 tác dụng ngắn và tác dụng nhanh là những thuốc ưu tiên được sử dụng phổ biến nhất để điều trị các triệu chứng cấp tính bao gồm khò khè, ho và khó thở.
Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản cho trẻ em:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Thường ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản, các trường hợp khò khè dưới 6 tháng tuổi tốt nhất nên chuyển đến trung tâm chuyên khoa để đánh giá chi tiết.
Trẻ trên 6 tháng tuổi: Cần cân nhắc hai yếu tố chính là trẻ có cơ địa dị ứng không và mức độ nghiêm trọng của cơn khò khè.
o    Mức độ nhẹ: Nên sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít định liều. Máy phun khí là một cách thay thế để đưa thuốc vào cơ thể, nhưng trẻ em có cơ địa dị ứng thường đáp ứng tốt hơn với thuốc giãn phế quản dạng hít.
o    Mức độ trung bình hoặc nặng: Có thể sử dụng thuốc giãn phế quản và theo dõi đáp ứng sau khi sử dụng thuốc. Chuyển trẻ đến bệnh viện để được thăm khám chuyên khoa. 
Lưu ý: Trẻ em bị khò khè thường không đáp ứng tối ưu với thuốc giãn phế quản, và các bằng chứng hiện tại không đủ để khuyến cáo sử dụng thuốc giãn phế quản như một phương pháp điều trị thường quy giống như ở bệnh nhân hen.
Corticosteroid dạng hít
Corticosteroid dạng hít có thể được sử dụng cho trẻ em bị khò khè dai dẳng và khò khè khởi phát muộn, nhưng cần theo dõi hiệu quả điều trị cẩn thận. Liệu pháp này không hiệu quả với trẻ bị khò khè thoáng qua. 
Corticosteroid đường toàn thân
Corticosteroid đường toàn thân có thể được sử dụng với liệu trình ngắn  từ 3-5 ngày đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm khò khè tái phát sau nhiễm Rhinovirus ở trẻ em bị chàm.
Thuốc đối kháng leukotriene
Thuốc đối kháng leukotriene montelukast dạng hạt có hiệu quả trong điều trị khò khè sau virus; tuy nhiên, một tổng quan hệ thống về thuốc đối kháng leukotriene cho thấy chúng vẫn là lựa chọn điều trị thay thế. Thời gian dùng thử thuốc montelukast có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng 
 

Kháng sinh
Không nên sử dụng kháng sinh thường xuyên vì virus là nguyên nhân chính gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp làm khởi phát khò khè.
Sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn do thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.
Azithromycin có thể được chỉ định cho trẻ em độ tuổi tiền học đường bị khò khè nặng có nguy cơ nhập viện.
Palivizumab
Kháng thể đơn dòng có thể được sử dụng để phòng RSV ở các nhóm nguy cơ cao, như trẻ sinh non hoặc trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh và bệnh phổi mạn tính. 
Ipratropium bromide
Ipratropium dạng hít được chứng minh là có thể có lợi ở trẻ lớn, nhưng không có bằng chứng tốt cho thấy có lợi ở trẻ em độ tuổi tiền học đường.
Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để điều trị khò khè ở trẻ em kèm theo các biểu hiện của viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, viêm họng.
Antihistamin không được khuyến cáo sử dụng cho những trẻ khò khè do hen phế quản, tuy nhiên trong những trường hợp những trẻ hen phế quản mắc các bệnh đi kèm làm nặng thêm tình trạng hen như viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng kết hợp viêm kết mạc có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamine để điều trị các bệnh đi kèm đó. [3] 
Một trong những tác dụng phụ thường gặp của nhóm antihistamin là khô các dịch tiết, làm đặc dịch viêm từ đường hô hấp nên có thể làm cản trở việc tống xuất đàm ra khỏi đường thở, làm nặng thêm tình trạng tắt nghẽn đường thở trên trẻ có khò khè thực sự.  Vì vậy cần cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamin cho trẻ đặc biệt là trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Nhận thức và sự phối hợp chăm sóc của cha mẹ.
Trẻ em bị khò khè cần được cha mẹ chăm sóc đúng cách tại nhà, nếu cha mẹ không hiểu về tình trạng của con thì có thể gặp khó khăn trong việc tuân theo phác đồ điều trị.
Cần có các chương trình giáo dục để giúp cha mẹ hiểu biết về bệnh của con và cách chăm sóc trẻ tốt hơn.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Dùng thuốc
  • Nhận thức và sự phối hợp chăm sóc của cha mẹ
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các nguyên nhân rụng tóc ở da đầu

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám lâm sàng

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau đầu cũ

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VÀ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
    Can thiệp sản khoa
    Khi bị tiêu chảy thì đường ruột/hệ tiêu hóa có những thay đổi tiêu cực như thế nào?
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space