Các thuốc chống trầm cảm:chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin:
Fluoxetin 20mg, liều 10-40 mg/ngày
Paroxetin 20mg, liều 20-60mg/ngày
Sertralin 50mg, liều 50-200mg/ngày
Fluvoxamin 100mg, liều 100-300mg/ngày
Escitalopram 10/20 mg, liều 10-20mg/ngày
Citalopram, liều 10-60mg/ngày
Thuốc tác động kép:
Venlafaxin 37,5mg, liều 75-225mg/ngày
Mirtazapin 30mg, liều 30-60mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
Amitriptylin 25mg, liều 50-100mg/ngày
Clomipramin 25mg, liều 50-75mg/ngày
Imipramin, liều 10-150mg/ngày
Các loại chống trầm cảm khác:
Tianeptin, liều từ 12,5 -50mg/ngày
Phối hợp với các nhóm thuốc chống loạn thần, giải lo âu nhóm benzodiazepin hoặc Non-benzodiazepin trong những trường hợp cần thiết.
Bù đủ nước và điện giải: dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 1-3 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
Thuốc bảo vệ tế bào gan: aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp tạo động lực, liệu pháp nhận thức hành vi.
Phục hồi chức năng tại cộng đồng: liệu pháp tái thích ứng xã hội (vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, tạo công ăn việc làm cho người bệnh…)
Chế độ dinh dưỡng:
Trong trường hợp bệnh nhân không ăn được thì bù bằng truyền dịch
Bệnh nhân ăn bằng đường miệng: thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đầy đủ 4 nhóm
Điều trị bệnh lý kết hợp.
|