Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Thuốc nhỏ tai

(Tham khảo chính: ICPC )

- Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng
- Nằm nghiêng bên và hướng tai cần nhỏ thuốc lên trên
- Nhỏ thuốc từng giọt vào ống tai ngoài theo đúng liều lượng
- Với người lớn sau khi nhỏ thuốc nên cầm loa tai kéo nhẹ lên, hướng ra sau để thuốc đi sâu vào trong. Với trẻ em thì cầm vành tai kéo nhẹ xuống và hướng ra sau.  
- Nằm giữ tư thế nghiêng bên này khoảng 2 phút sau nhỏ thuốc, sau đó đổi bên.
- Sau nhỏ thuốc vài phút có thể dùng tăm bông để làm khô tai. Với trẻ em việc này cần cẩn thận để tránh làm tổn thương màng nhĩ. Có thể sử dụng bông gòn làm thành nút bất sâu kèn để làm khô làm khô tai sau khi nhỏ thuốc.
Lưu ý:
- Trước khi dùng thuốc nhỏ cần tìm hiểu rõ tiền sử của bệnh nhân về một số bệnh lý liên quan như: Tăng huyết áp, glaucoma, đái tháo đường, nhiễm trùng mắt, cường giáp, phì đại tiền liệt tuyến… 
- Một số tác dụng phụ có thể có như kích ứng, nhìn đôi, dãn đồng tử, run, nhịp tim nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, đau đầu, cảm giác bồn chồn…Các dấu chứng này sẽ gây lo lắng cho bệnh nhân. Do đó, chúng ta cần thông tin tác dụng phụ và hướng dẫn cách theo dõi cho người bệnh. 
- Một số thuốc nhỏ mắt ngoài thành phần kháng sinh còn có chứa thành phần kháng viêm corticoids, sẽ làm nặng thêm tình trạng tổn thương trước đó của giác mạc nếu sử dụng không đúng chỉ định. Do đó, cần xác định tình trạng nguyên vẹn của giác mạc trước khi nhỏ mắt. 
- Trước khi sử dụng thuốc nhỏ tai cần kiểm tra đánh giá tình trạng của màng nhĩ:  còn nguyên vẹn hay đã thủng màng nhĩ. Một số thuốc có thành phần kháng viêm corticoids và kháng khuẩn như polymycin, neomycin, gentamycin,… có thể gây độc cho hệ thống tai trong. Do vậy ưu tiên sử dụng thuốc nhỏ đối các trường hợp mà bệnh lý chỉ khu trú ở ống tai ngoài (viêm ống tai ngoài, chàm ống tai bội nhiễm...) hoặc viêm tai giữa cấp chưa thủng màng nhĩ.
- Với thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch như ephedrin, naphazoline… cần phải cẩn thận chọn lựa nồng độ sao cho phù hợp với bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Thuốc thường được chỉ định ngắn ngày, không được nhỏ nhiều lần trong ngày, kéo dài liên tục nhiều ngày vì có thể gây tác dụng toàn thân hoặc gây viêm mũi do thuốc.
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc nhỏ, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt. Khi nhỏ, không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt, mũi, tai. Việc này nhằm tránh tình trạng dây nhiễm vào thuốc. Ở mỗi lần sử dụng, cần kiểm tra nhanh các tính chất của thuốc: có đổi màu, kết tủa, lọ bị nứt, hở... Nên làm ấm dung dịch trong tay một vài phút trước khi dùng để tránh cảm giác khó chịu.
- Thuốc nhỏ nên được giữ cẩn thận và bảo quản ở nơi sạch sẽ. Thông thường, lọ không nên được giữ hơn 1 tháng sau lần sử dụng đầu tiên.
 

  • Thuốc nhỏ (tra) mắt
  • Thuốc nhỏ (xịt) mũi:
  • Thuốc nhỏ tai
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh da do nấm sợi

    75/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dự phòng

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chăm sóc đau buồn do mất người thân

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tính năng của hệ thống
    Loạn nhịp tim
    Tại sao phải có chǎm sóc dự phòng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space