Khi đi, cơ thể cần biết được khi nào bàn chân đụng đất, đồng thời não cần nhận các tín hiệu khác nhau về gân cơ để có thể xác định vị trí tương đối trong không gian và điều hóa phối hợp các động tác. Cảm giác này có thể là cảm giác gân cơ (propioceptive) hoặc là cảm giác của chân. Nếu bệnh nhân bị rối loạn cảm giác này, họ sẽ gặp khó khăn để biết khi nào chân đã đụng đất. Chính vì vậy, để bù lại sự thiếu thông tin cảm giác gân cơ này, bệnh nhân sẽ có khuynh hướng giậm mạnh chân xuống đất để có thể cảm nhận nó. Do vậy, chúng ta có thể nhận biết thể rối loạn này thông qua hình ảnh người bước đi bằng những bước dậm mạnh, gây tiếng đạp chân. Dấu chứng sẽ rõ ràng vào ban đêm vì bệnh nhân sẽ không thể nhìn thấy mặt đất (ban ngày thì thị giác sẽ bù trừ, bệnh nhân có thể nhìn thấy nền đất).
Kiểu rối loạn này có thể gặp trong các bệnh viêm đa dây thần kinh ngoại biên, bệnh lý viêm bao myeline, bệnh lý thiếu hụt vitamin B12. Trong các thể nặng, bệnh nhân sẽ có biểu hiện dáng đi giống như kiểu tiểu não
|