Phân loại bệnh tim
Trong bài này chúng tôi đề cập đến nhiều phân loại bệnh tim, tuy nhiên trong thực hành sản khoa hiện tại thường sử dụng phân độ của NYHA
4.1 Phân loại bệnh tim trong thai kỳ theo nguy cơ của mẹ:
4.1.1 Nguy cơ cao: tăng áp động mạch phổi, hội chứng Eisenmenger, tăng áp phổi thứ phát và nguyên phát, hội chứng Marfan kèm dãn gốc động mạch chủ, hẹp động mạch chủ nặng, suy chức năng tâm thất nặng, bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim chu sản trước đó, rối loạn chức năng hệ thống thất phải nghiêm trọng, hẹp van 2 lá nặng.
4.1.2 Nguy cơ trung bình: bệnh tim có tím không thể điều trị và không có tăng áp phổi, hẹp chủ không để điều trị, hẹp động mạch chủ không nghiêm trọng, hẹp động mạch phổi nặng, hội chứng Marfan không kèm theo dãn gốc động mạch chủ, hẹp van 2 lá.
4.1.3 Nguy cơ thấp: bệnh tim bẩm sinh có thể điều trị mà không có khiếm khuyết hay rối loạn chức năng tồn lưu, thông nối trái - phải mà không có tăng áp phổi, hở van động mạch chủ hay van 2 lá không triệu chứng từ trung bình đến nặng mà không có suy chức năng thất trái, hẹp động mạch phổi trung bình, van sinh học mà không có rối loạn chức năng tồn lưu.
4.2 Phân loại bệnh tim theo WHO:
4.2.1 Nhóm nguy cơ I: không thể phát hiện gia tăng nguy cơ tử suất của mẹ và không có hoặc tăng nhẹ bệnh xuất.
4.2.2 Nhóm nguy cơ II: gia tăng nhẹ tử suất mẹ hoặc gia tăng bệnh suất trung bình
4.2.3 Nhóm nguy cơ III: gia tăng rõ nguy cơ tử suất mẹ và bệnh suất nặng. Cần phải có lời khuyên của chuyên gia. Nếu quyết định mang thai, chuyên gia tim mạch sâu và sản khoa cần theo dõi sát trong thai kỳ, lúc sanh và trong thời gian hậu sản.
4.2.4 Nhóm nguy cơ IV: nguy cơ tử suất mẹ rất cao hoặc bệnh suất nặng. Có chống chỉ định mang thai. Nếu mang thai, cần thảo luận việc chấm dứt thai kỳ. Nếu quyết định giữ thai, cần chăm sóc như trong nhóm nguy cơ III
4.3 Phân loại bệnh tim và thai kỳ theo NYHA:
4.3.1 Nhóm I: không giới hạn hoạt động thể lực, hoạt động thể lực không làm mệt, hồi hộp hoặc khó thở.
4.3.2 Nhóm II: giới hạn hoạt động thể lực nhẹ, hoạt động thể lực làm mệt, hồi hộp, khó thở, khỏe khi nghỉ ngơi.
4.3.3 Nhóm III-A: giới hạn hoạt động thể lực, các hoạt động thể lực thông thường gây mệt, hồi hộp, khó thở, khỏe khi nghỉ ngơi.
4.3.4 Nhóm III-B: các hoạt động thể lực bị giới hạn rõ, hoạt động thể lực tối thiểu gây mệt, hồi hộp, khó thở. Khỏe khi nghỉ ngơi.
4.3.5 Nhóm IV: không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể lực nào, các triệu chứng suy tim khi nghỉ ngơi.
|