Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định số 2596/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020. Trong đó xác định nghiện ma túy là một bệnh mạn tính, để điều trị hiệu quả cần phải điều trị lâu dài với nhiều liệu pháp phối hợp, với các hoạt động liên ngành trong các lĩnh vực như: y tế, tâm lý, xã hội…
Quan điểm đổi mới theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg của Chính phủ bao gồm:
* Đổi mới về quan niệm: Từ quan niệm “tệ nạn xã hội” chuyển thành “bệnh mạn tính của não bộ”.
* Đổi mới cơ chế chính sách:
+ Chính phủ ban hành nhiều Nghị định, Bộ Y tế ban hành nhiều thông tư hướng dẫn về điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone.
+ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2009, bỏ Điều 199,
theo đó bỏ hình sự hóa hành vi sử dụng ma túy.
* Đổi mới phương pháp điều trị
+ Chuyển từ điều trị cai nghiện sang điều trị bệnh mạn tính;
+ Chuyển từ cai nghiện bắt buộc tập trung sang hình thức điều trị lâm sàng, tý vấn tâm lý, tự nguyện tại cộng đồng;
+ Chuyển từ cai nghiện bắt buộc tại trung tâm sang điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.
* Trách nhiệm của các Bộ ngành trong phòng chống ma túy:
- Bộ Công an: Có trách nhiệm thi hành pháp luật về vận chuyển, buôn bán, tàn trữ matúy; xóa bỏ trồng thuốc phiện, cần sa…
- Bộ Lao động Thương Binh và xã hội: Có trách nhiệm giáo dục, dự phòng nghiện ma túy; quản lí, tổ chức cai nghiện.
- Bộ Y tế: Có trách nhiệm quản lí, tổ chức thực hiện các biện pháp giảm hại cho người nghiện: Điều trị thay thế; phòng chống HIV, viêm gan B; phát bơm kim tiêm sạch, bao cao su...
Dưới đây là một số liệu pháp cơ bản trong điều trị nghiện ma túy:
3.1. Liệu pháp thay thế bằng Methadone
Điều trị thay thế bằng Methadone hiện nay được áp dụng đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện (Thuốc phiện, heroin).
Bản chất của Methadone là một loại ma túy, tuy nhiên khi sử dụng Methadone thay thế Heroin sẽ có nhiều lợi ích:
- Độc tính thấp hơn: Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống;
- Dùng uống: Giảm lây nhiễm HIV và bệnh lây truyền qua đường máu;
- Đào thải chậm hơn heroin rất nhiều, mỗi ngày chỉ cần uống 1 liều (heroin phải 3 lần)
- Không gây tăng liều;
- Được kiểm soát chặt chẽ tại cơ sở điều trị;
- Chi phí giảm hơn;
- Ổn định trật tự xã hội, giảm tỷ lệ vi phạm pháp luật
Chính phủ Việt Nam quy định, nếu quận/huyện nào có trên 200 người nghiện Heroin đều phải có 1 cơ sở điều trị methadone.
Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy được thực hiện theo Thông tư số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA, theo đó người có thẩm quyền xác nhận nghiện ma túy là bác sỹ hoặc y sỹ, có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, có chứng chỉ hoặc chứng nhận tập huấn về chẩn đoán và điều trị nghiện ma túy.
3.2. Liệu pháp tâm lý xã hội
Mục tiêu cơ bản của liệu pháp tâm lí xã hội là hỗ trợ người nghiện học được các kĩ năng thay đổi hành vi, tiến tới dừng sử dụng và đối phó với các vấn đề gặp phải mà không phải sử dụng chất gây nghiện. Hỗ trợ người bệnh trong việc giảm và tiến tới dừng sử dụng ma túy bằng cách: Hỗ trợ người bệnh trong việc giảm và tiến tới dừng sử dụng ma túy bằng cách:
- Giúp người bệnh tạo và duy trì động lực giảm hoặc dừng việc sử dụng ma túy, tăng cường động lực với các hành vi hỗ trợ cho mục tiêu trị liệu
- Xác định và đối phó với các tình huống nguy cơ tái sử dụng
- Phát triển kĩ năng từ chối, giải quyết vấn đề và dự phòng tái nghiện
- Hỗ trợ đề ra mục tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện
- Hỗ trợ người bệnh tìm tới các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc, bao gồm cả dịch vụ
giảm hại
Biện pháp tâm lí xã hội được sử dụng rộng rãi và được chứng minh tính hiệu quả là biện pháp can thiệp ngắn theo tinh thần phỏng vấn tạo động lực. Nó giúp tạo động lực cho người bệnh ngừng sử dụng chất gây nghiện và duy trì hành vi đó trên cơ sở cân nhắc và so sánh những lợi ích và hậu quả do việc sử dụng ma túy mang lại, giúp củng cố động lực để thay đổi. Nhóm tự hỗ trợ (nhóm đồng đẳng) cũng là một hình thức điều trị nằm trong liệu pháp tâm lí xã hội. Các nhóm này thường theo đuổi mục đích điều trị nghiện mà ở đó người sử dụng ma túy tự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
3.3. Mô hình các nhóm tự lực
Mô hình các nhóm tự lực là một cấu thành có hiệu quả hoặc đóng vai trò là liệu pháp bổ sung cho các mô hình điều trị khác. Ngày nay các nhóm tự lực được thành lập dưới nhiều hình thức và mục đích hoạt động khác nhau, chủ yếu nhằm mục tiêu giảm tác hại. Các thành viên đồng đẳng giúp đỡ lẫn nhau đạt được mục đích giảm nguy cơ cá nhân như giảm sử dụng, tham gia điều trị thay thế bằng methadone, hoặc về lâu dài cùng nhau ngừng hẳn sử dụng chất gây nghiện.
|