Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau

(Tham khảo chính: 361/QĐ-BYT )

  1. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC THUỐC GIẢM ĐAU

− Cần kết hợp điều trị nguyên nhân gây đau (điều trị đặc hiệu, điều trị cơ bản bệnh).

− Tôn trọng sơ đồ bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

− Dùng đường uống là chính nhằm đơn giản hoá cách thức sử dụng.

− Tìm liều hiệu quả nhất, dung nạp cao nhất (tôn trọng chống chỉ định, tương tác thuốc, tăng dần liều, lưu ý sự phụ thuộc thuốc...).

− Có thể kết hợp các điều trị hỗ trợ như trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh nên kết hợp thuốc vitamin nhóm B và các thuốc giảm đau thần kinh. Có thể kết hợp các thuốc chống trầm cảm ở các trường hợp đau kéo dài, đau do ung thư vv…

  1. SƠ ĐỒ BẬC THANG CHỈ ĐỊNH THUỐC GIẢM ĐAU THEO KHUYẾN CÁO CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI

− Bậc 1: Thuốc không có morphin (paracetamol, thuốc chống viêm không steroid liều thấp, noramidopyrin, floctafenin...).

− Bậc 2: Morphin yếu (codein, dextropropoxyphen, buprenorphin, tramadol).

− Bậc 3: Morphin mạnh.

− Bảng liều một số thuốc giảm đau bậc 1-2 theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Điều trị giảm đau trong các bệnh cơ xương khớp tại Việt Nam chủ yếu sử dụng thuốc giảm đau bậc 1 và 2. Thuốc bậc 1 là các thuốc chống viêm không steroid liều thấp thường được khuyến cáo nên sử dụng nhóm ức chế chọn lọc COX2. Tuy nhiên cần cân nhắc trên một bệnh nhân cụ thể.

Bậc

Tên chung

Liều 24h giờ (mg)

Trình bày (mg)

Bậc 1

Paracetamol

500-3.000

Viên nén 500

Viên nén 650

Viên sủi 500

Floctafenin

200-1.200

Viên nén 200

Thuốc chống viêm không steroid

100-200

Viên nén

Bậc 2

Paracetamol 325 mg + Tramadol 37,5mg

1-4 lần, mỗi lần 1-2 viên

Viên nén

 

Paracetamol 500 mg + Codein 30 mg

1-3 lần, mỗi lần 1-2 viên

Viên sủi

  1. MỘT SỐ VÍ DỤ

3.1. Thuốc giảm đau bậc 1

Thuốc giảm đau bậc 1 nhóm paracetamol:

Liều paracetamol mỗi lần 500-1.000mg; ngày uống 1-4 lần; uống cách nhau 6-8 giờ/lần. Không quá 4 gam/24 giờ. Thuốc có thể gây hại cho gan. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy tế bào gan, đang có hủy tế bào gan (có tăng men gan).

Thuốc giảm đau bậc 1 nhóm floctafenin:

Floctafenin: Viên nén 200mg, ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 1-2 viên. Thuốc ít gây tổn thương tế bào gan, do đó thường được chỉ định trong trường hợp suy tế bào gan.

3.2. Thuốc giảm đau bậc 2 - Paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol

Liều các thuốc nhóm này: Ngày uống 1-4 lần, mỗi lần 1-2 viên. Nên tăng liều dần, từ từ và chọn liều thấp nhất có hiệu quả, giảm ngay liều khi đỡ đau.

− Paracetamol 500mg + Codein 30mg

− Paracetamol 325mg + Tramadol 37,5mg

3.3. Điều trị hỗ trợ

Trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh:

+ Thuốc giảm đau thần kinh:

Gabapentin: Viên 300mg. Liều 600-900mg/ngày, chia 2-3 lần.

Pregabalin: Viên 75mg. Liều: 150-300 mg/ngày chia 2 lần.

Chỉ định: Đau thần kinh tọa, hội chứng chèn ép đám rối thần kinh cánh tay, bệnh Fibromyalgia (còn gọi là bệnh đau sợi cơ; đau xơ cơ, đau cơ xơ hóa...)

Cách dùng: Nên uống vào buổi trưa và tối, cần tăng liều dần. Với khởi đầu bằng liều cao ngay từ đầu có thể gây chóng mặt, buồn nôn.

+ Vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đường tiêm hoặc uống:

Kết hợp vitamin B1, B6, B12

Vitamin B12 đơn độc

Chỉ định: Đau khớp, đau cột sống nói chung, đặc biệt đau có nguồn gốc thần kinh như đau thần kinh tọa, hội chứng chèn ép đám rối thần kinh cánh tay (thường do thoái hóa cột sống cổ hoặc thoát vị cột sống cổ.

Cách dùng: Nên dùng liều cao, đường tiêm hoặc uống.

Trường hợp đau mạn tính:

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressant), chống lo âu:

+ Amitriptylin: Viên 25mg

Chỉ định: Đau mạn tính, đau có nguồn gốc thần kinh, có rối loạn giấc ngủ, có yếu tố tâm lý, hoặc đau do ung thư.

Cách dùng: Nên khởi đầu bằng liều thấp: 1/2 viên/ngày. Liều: 25-75mg. Có thể gây chóng mặt.

+ Sulpirid: Viên 50mg

Chỉ định: Đau có rối loạn giấc ngủ, có yếu tố tâm lý.

Cách dùng: Nên khởi đầu bằng liều thấp: 50mg/ngày. Sau đó tăng lên liều 50-150mg/ngày. Không quá 4 tuần.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20210412361_QD-BYT_coxuongkhop.doc .....(xem tiếp)

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp
  • bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Bệnh xơ cứng bì toàn thể
  • Bệnh still ở người lớn
  • Viêm da cơ và viêm đa cơ
  • Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Bệnh viêm khớp phản ứng
  • Bệnh viêm khớp vẩy nến
  • Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp có yếu tố dạng thấp dương tính và âm tính rf (+) và rf (-)
  • Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm cột sống dính khớp
  • Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống
  • Viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến
  • Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua
  • Bệnh gút (gout)
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn
  • Viêm xương tủy nhiễm khuẩn
  • Chẩn đoán - điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm
  • Hồng ban nút
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    thông tin quan sát

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ATENOLOL

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phản ứng khác

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁ THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT CHÂN KHÔNG (BƠM HÚT 1 VAN) VỚI THAI DƯỚI 7 TUẦN
    video run khi duy trì từ thế nhất định
    19
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space