Nhịp tự thất

(Tham khảo chính: Rối loạn nhịp thất ( Ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, Rung thất, cuồng thất, vô tâm thu)

Nhịp tự thất

Nhịp tự thất là nhịp được phát bởi ổ tạo nhịp tại thất. Vì tính tự động tính của hệ thống lưới His-Purkinje chỉ vào khoảng 40-50 nhịp/phút. Do vậy nhịp tự thất đập rất chậm dưới 60 nhịp/phút. Vì thế nhịp tự thất có thể được gọi là một nhịp thất chậm. Nếu nhịp tự thất nhanh hơn 60 nhịp/phút thì tùy theo tần số khác nhau mà đặt tên được là nhịp tự thất gia tốc hay nhịp nhanh tự thất. Tất cả các đặc điểm khác của nhịp nhanh thất đều hiện diện ở nhịp tự thất; bao gồm sự hiện diện của phân ly nhĩ thất, như đã nhắc tới trong các bài học khác và ECG bên dưới, và cũng như trong Tiêu chí Brugada.

Khi tần số thất nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút, nó được gọi là nhịp tự thất gia tốc. Huyết động thường ổn định và rối loạn nhịp này xảy ra phổ biến sau nhồi máu cơ tim và không cần điều trị vấn đề nhịp tự thất này vì đây là cơ chế đảm bảo nhịp của tim, vấn đề điều trị cần tập trung vào điều trị nguyên nhân.

Ví dụ 1

ECG này hiển thị một nhịp tự thất gia tốc. Trong điện tâm đồ này có hình ảnh của Block nhánh trái và phân ly nhĩ thất khá điển hình. Sự phân ly nhĩ thất nhìn thấy rõ nhất khi quan sát chuyển đạo chi V1. ECG này cũng thỏa Tiêu chí Brugada. Bên cạnh hình ảnh block nhanh trái, các phức bộ QRS đều âm trong các chuyển đạo trước ngực

Ví dụ 2:

Đây là ví dụ về một trường hợp Nhịp tự thất gia tốc, có hình ảnh Block nhánh phải và phức bộ QRS dương, dãn rộng ở các chuyển đạo từ V1 đến V6. Nhớ rằng hình thái của phức hợp QRS (block nhánh phải hoặc trái) tùy thuộc vào nơi phát nhịp ở thất trái hay phải. Nếu ổ phát nhịp nằm ở thất trái, thì quá trình dẫn điện và khử cực thất sẽ mất nhiều thời gian hơn để đến thất phải, do đó sẽ có hình ảnh block nhánh phải. Tương tự, nếu ổ phát nhịp bắt nguồn từ thất phải, thì thất trái sẽ mất nhiều thời gian hơn để được khử cực và phức bộ QRS sẽ có hình ảnh Block nhánh trái

AIVR-ECG

Ví dụ ECG:

 

Tài liệu tham khảo
1. Chou’s Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, 6e
2. Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009;doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.