Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Trẻ em

(Tham khảo chính: ICPC )

Nhiễm trùng đường hô hấp do tác nhân siêu vi là nguyên nhân gây ho cấp thường gặp nhất ở tất cả các lứa tuổi. Điều này càng đúng với trẻ em, đây là nhóm đối tượng đang trong giai đoạn “tập luyện miễn dịch”. Trẻ sẽ lần lượt mắc bệnh và phát triển miễn dịch đối với các chủng siêu vi thường trú trong vùng mũi miệng. 
Nếu như giai đoạn dưới 2-3 tuổi, trẻ sống chủ yếu trong nhà, tiếp xúc chủ yếu với cha mẹ và người thân là những người đã miễn dịch tốt với siêu vi, khả năng bị lây nhiễm bệnh siêu vi hô hấp là thấp. Khi trẻ đến độ tuổi đi nhà trẻ (thông thường là từ 3 tuổi), việc tiếp xúc với các trẻ khác cùng lớp cho phép tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng lây lan bệnh từ trẻ này sang trẻ khác một cách nhanh chóng, đôi khi có thể phát triển thành dịch tại địa phương. Chính tại thời điểm chuyển tiếp từ môi trường gia đình sang môi trường nhà trẻ, phụ huynh của trẻ có thể ghi nhận trẻ mắc bệnh về hô hấp nhiều hơn, khoảng cách giữa các đợt bệnh ngắn hơn và đôi khi bệnh diễn tiến kéo dài hơn. Việc nắm bắt được đặc điểm dịch tễ này có thể giúp giải thích cho phụ huynh, đồng thời giúp gợi ý chẩn đoán nhanh bệnh tác nhân gây bệnh.
Nói như vậy không đồng nghĩa là các trẻ chưa đến tuổi đi học không mắc bệnh. Lý do là vì tác nhân virus gây bệnh có thể nằm lơ lửng trong không khí, nhiễm trên bề mặt các vật dụng vệ sinh cá nhân. Virus cũng có thể lây nhiễm trực tiếp từ những người trưởng thành khác sống chung trong gia đình với trẻ. Những người này sẽ đem tác nhân siêu vi từ môi trường làm việc bên ngoài về nhà và lây nhiễm cho trẻ. Điểm này phù hợp với bệnh cúm mùa. Lý do là vì siêu vi cúm (influenza virus) với đặc điểm thay đổi nhanh chủng siêu vi, thay đổi kháng nguyên bề mặt nhanh dẫn đến kháng thể đã hình thành trong quá khứ không có khả năng dự phòng bệnh. Hậu quả là cả người trưởng thành đã có miễn dịch với các chủng virus cúm cũ vẫn có thể mắc bệnh mới; bệnh gây thành dịch theo mùa trong năm. Khi phụ huynh mắc bệnh sẽ truyền bệnh cho trẻ trong gia đình.
Một điểm cần lưu ý khác là viêm phế quản do nguyên nhân siêu vi có thể bị tái nhiễm nhiều lần trong năm do liên quan nhiều chủng siêu vi khác nhau. Do vậy bệnh này có thể gây ho kéo dài liên tục trong năm nhất là ở những trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tập luyện miễn dịch. Vai trò của gen cũng đã được chứng minh. Có thể một số gen có biểu hiện kháng nguyên bề mặt chuyên biệt, có lẽ có ái tính chuyên biệt với một số tác nhân siêu vi. Đây có thể là cơ chế bệnh sinh giúp giải thích tình trạng viêm phế quản tái diễn thường gặp ở một số người hơn những người khác. 
Đối với bệnh nhân là trẻ nhỏ, nếu có triệu chứng ho tái diễn thường xuyên không kèm sốt, có tiền căn dị ứng hoặc có yếu tố gia đình về vấn đề dị ứng, chàm da, hen phế quản, chúng ta cần phải để ý đến chẩn đoán hen phế quản ở những đối tượng này. Đối với trẻ trong độ tuổi đi học, tác nhân gây bệnh viêm phổi mycoplasma pneumonia cũng thường gặp. Do quá trình ủ bệnh tương đối kéo dài (khoảng 21 ngày), bệnh có thể diễn tiến và lây lan một cách thầm lặng. 
Điểm chuyên biệt cần chú ý đối với những trẻ nhỏ nhũ nhi hoặc sơ sinh, triệu chứng ho sớm sau sinh cũng có thể là dấu báo hiệu một bất thường bẩm sinh hoặc di chứng của một nhiễm trùng chu sinh (mặc dù có thể tần suất phát hiện không cao). Một trong những nguyên nhân ho kéo dài tương đối hiếm ở trẻ bao gồm viêm phổi do hít sữa, nước bọt hoặc thức ăn, bị tình trạng xơ hóa phổi (cystic fibrosis liên quan đến bất thường của gen). 
Ho mãn tính ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi có thể là dấu hiệu gợi ý của bệnh hen phế quản, dãn phế quản hoặc các bệnh lý di truyền hiếm gặp một khi chúng ta loại trừ các nguyên nhân gây ho thường gặp khác. 
Cả trẻ em và người trưởng thành, tình trạng ho mãn tính chỉ xuất hiện nhiều vào thời điểm ngủ có thể là biểu hiện của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có thể xuất hiện như hội chứng nhỏ giọt mũi sau, suy tim, hen phế quản.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Trẻ em
  • Người trưởng thành
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị lao tiềm ẩn ở người nhiễm hiv

    4067/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiền căn sản khoa của thai phụ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phản ứng dị ứng toàn thân do côn trùng cắn

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Lang ben
    Khai báo biến số
    Phân tích hình ảnh y tế bằng AI
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space