Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


phù tại chổ

(Tham khảo chính: ICPC )

Đối với phù tại chỗ, cơ chế bệnh sinh chính là có sự bế tắc tái hấp thu hoặc tăng xuất tiết của mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Do đặc điểm bệnh sinh giới hạn theo vùng phân bố, phù thường xuất hiện ở một bên cơ thể (ở một chân hoặc một tay) hoặc giới hạn theo khoang giải phẫu (trong màng phổi, trong bao cân cơ...). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn tiến lan rộng toàn cơ thể dẫn đến biểu hiện lâm sàng phù có tính chất toàn thân (phù Quink, dị ứng thuốc...). Tuy vậy, do đặc điểm sinh lý bệnh đặc thù, tình trạng phù Quink, dị ứng – phản ứng phản vệ có thể thể hiện toàn thân nhưng vẫn xếp trong nhóm phù tại chổ
Cơ chế bệnh sinh có thể là:
•    Do tắc đường dẫn lưu của máu tĩnh mạch, thông thường do huyết khối, do suy van tĩnh mạch, do chấn thương, do tăng áp lực thủy tĩnh gặp ở phù chân.
•    Do tắc đường dẫn lưu của hạch bạch huyết do viêm nhiễm, chấn thương, bướu ác tính xâm lấn hạch bạch huyết, do di chứng sau phẫu thuật nạo hạch.
•    Do tăng tính thấm thành mạch gặp trong phản ứng viêm, phản ứng với histamin (chấn thương, nhiễm trùng, phản vệ).
Các nguyên nhân thường gặp của phù khu trú là viêm tắc tĩnh mạch sâu, suy tĩnh mạch sâu, viêm tuyến bạch huyết ở chi, viêm nhiễm da và cấu trúc dưới da (viêm mô tế bào), chấn thương mô mềm – khớp và đôi khi là biến chứng của phẫu thuật (do cắt nạo hạch dẫn lưu bạch huyết trong trường hợp phẫu thuật triệt để điều trị ung thư). Bệnh phù chân voi do ấu trùng giun chỉ phát triển gây thuyên tắc trong mạch bạch huyết gây bệnh cảnh phù một hoặc hai chân.
Ứ dịch trong các khoang cơ thể được xếp vào nhóm phù tại chỗ. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây phù toàn thân cũng có thể gây tình trạng ứ dịch trong khoang cơ thể. Trong trường hợp bệnh cảnh không điển hình, việc rút dịch làm xét nghiệm cho phép đánh giá chính xác nhóm cơ chế - nguyên nhân gây phù.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • phù tại chổ
  • phù toàn thân
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiêm ngừa uốn ván trong thai kỳ

    2470/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Stresss và dự phòng stress

    Trần Đức Sĩ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    các sang thương cơ bản của da - S29

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các khái niệm cơ bản trong AI
    Thai hành mức độ nặng
    Nhịp nhanh xoang
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space