Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Trong lúc chuyển dạ

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Trong lúc chuyển dạ
Cuối tam cá nguyệt II, cần lập kế hoạch điều trị, chăm sóc cho thai phụ, bao gồm:

6.2.1 Cho sanh kịp lúc (chuyển dạ tự nhiên hay khởi phát chuyển dạ): Hầu hết sản phụ bệnh tim có thể cho chuyển dạ tự nhiên. Một số trường hợp cần khởi phát chuyển dạ, đặc biệt ở những sản phụ đã thay van cơ học để kiểm soát tình trạng kháng đông thích hợp hơn hay những sản phụ có suy tim hoặc dãn động mạch chủ tiến triển.

6.2.2 Chọn cách sanh (sanh ngã âm đạo hay mổ lấy thai):

- Sản phụ có bệnh tim nên sanh ngã âm đạo bằng cách giúp sanh cho sản phụ để tránh các biến động huyết động học. Sau khi sổ thai nên dùng một vật nặng đè lên bụng để tránh tình trạng máu ở chi dưới và vùng chậu đổ về tim quá nhanh gây phù phổi cấp hoặc suy tim cấp.

- Mổ sanh được chỉ định trong những trường hợp sản khoa nhất định, vì mổ sanh có liên quan đến tình trạng mất máu, thuyên tắc huyết tắc cao hơn và tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên những bệnh cảnh ví như sản phụ đang dùng thuốc kháng đông đường uống nên mổ sanh vì nguy cơ xuất huyết nội sọ cho thai, hội chứng Marfant với đường kính động mạch chủ lên trên 45mm, bóc tách cấp hay mạn tính, suy tim cấp.

- Hạn chế tối đa sự mất máu

6.2.3 Theo dõi nhịp tim và huyết động:

- Nằm đầu cao 35˚ hay ở tư thế ngồi, thở oxy.

- Nên theo dõi tình trạng huyết động đặc biệt với những sản phụ có loạn nhịp tim nặng trước đó.

- Ghi nhận áp lực nội mạch có thể có ích ở những sản phụ có tình trạng huyết động học không ổn định.

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 3-4 lần/giờ và mỗi 10 phút trong giai đoạn sổ thai (tốt nhất là theo dõi bằng monitor). Nếu nhịp tim trên 100 lần/phút, nhịp thở > 28 lần/phút nên đề phòng bắt đầu suy tim. Cần được điều trị ngay với digitalis, morphine, thuốc lợi tiểu và garo luân chuyển các chi.

6.2.4 Giảm đau hay gây mê: gây tê vùng giúp làm giảm stress tim mạch do sanh thường và cần thiết cho mổ lấy thai. Tê vùng có thể gây ra hạ huyết áp do đó nên tránh thực hiện ở những sản phụ bệnh tim với cung lượng tim có định và có shunt. Tê ngoài màng cứng hoặc phối hợp tê ngoài màng cứng hay tê tủy sống liên tục an toàn cho hầu hết sản phụ bệnh tim. Tuy nhiên, cần thận trọng tránh tình trạng giảm quá mức kháng lực mạch máu toàn thân.

6.2.5 Dùng thuốc trong quá trình sanh và cho con bú:

- Dùng Oxytocin để làm hạn chế xuất huyết bằng cách truyền tĩnh mạch chậm (không bolus để tránh hạ huyết áp).

- Dùng thuốc kháng đông đặc biệt ở những sản phụ đã thay van cơ học. Warfarin hay Heparin trọng lượng phân tử thấp nên thay bằng Heparin không phân đoạn 36 giờ trước khi khởi phát chuyển dạ.  Heparin không phân đoạn nên ngưng 4 - 6 giờ trước khi sanh và dùng trở lại 4 - 6 giờ sau sanh.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Trong lúc mang thai
  • Trong lúc chuyển dạ
  • Theo dõi sau sanh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đặt vấn đề

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một số văn bản qui định chức năng nhiệm vụ của TYT xã

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    AI và ML đang mở rộng phạm vi thu thập dữ liệu để chuyển đổi giám sát y tế

    CME AI trong y khoa.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CEFTAZIDIM
    u ác tính mũi xoang
    21
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space