Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Trở về mục nội dung gốc: 2475/QĐ-BYT )

3.1. Nội khoa
Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ của bệnh lý xơ vữa động mạch và sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu cầu:
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.
- Kiểm soát huyết áp, duy trì huyết áp nhỏ hơn 140/90 mmHg.
- Kiểm soát đường máu chặt chẽ nếu bệnh nhân bị đái tháo đường.
- Kiểm soát lipid máu: Hướng dẫn dùng statin để kiểu soát lipid máu tích cực ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não do xơ vữa hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua để làm giảm nguy cơ đột quỵ và biến cố tim mạch. Mục tiêu giảm LDL-C ≥ 50% so với mức nền (khi bệnh nhân chưa được điều trị bằng bất kì thuốc hạ lipid máu nào) và đích LDL-C < 1,4 mmol/L (< 55 mg/dL).
- Thuốc kháng kết tập tiểu cầu:
+ Aspirin 75 - 100 mg/24h.
+ Clopidogrel 75 mg/24h (nếu dị ứng, hoặc kháng aspirin, viêm dạ dày).
3.2. Điều trị tái thông mạch động mạch chi trên
Chỉ định điều trị tái thông mạch động mạch chi trên
- Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng: đột quỵ thiếu máu não hoặc cơn đột quỵ thiếu máu não thoáng qua trong vòng 6 tháng, hội chứng cướp máu động mạch dưới đòn
- Bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng:
+ Cân nhắc trong trường hợp hẹp đoạn gần động mạch dưới đòn ở bệnh nhân bắc cầu nối chủ vành có sử dụng động mạch vú trong cùng bên
+ Cân nhắc trong trường hợp hẹp đoạn gần động mạch dưới đòn ở bệnh nhân đã được bắc cầu nối động mạch vú trong cùng bên- động mạch vành và có bằng chứng thiếu máu cơ tim
+ Cân nhắc trong trường hợp hẹp động mạch dưới đòn cùng bên với cầu nối thông động tĩnh mạch ở bệnh nhân lọc máu
+ Có thể cân nhắc trong trường hợp hẹp 2 bên để đánh giá huyết áp chính xác hơn
Có 2 phương pháp tái thông mạch động mạch chi trên: Phẫu thuật và can thiệp nội mạch. Không có các nghiên cứu đa trung tâm nào so sánh hiệu quả của phương pháp can thiệp nội mạch và phẫu thuật. Nguy cơ biến chứng nặng, bao gồm tai biến mạch não là thấp. Tỉ lệ đột quỵ thiếu máu não sau can thiệp nội mạch là 2.6% và phẫu thuật là 0.9-2.4%.
3.2.1. Can thiệp động mạch chi trên qua da
- Bệnh nhân thường được nong bóng và đặt stent. Tỉ lệ thành công của thủ thuật là 100% với tổn thương hẹp khít và 80-95% với tổn thương tắc hoàn toàn động mạch dưới đòn. Tỉ lệ duy trì tái thông sau 2 năm là 70-85%
- Điều trị chống huyết khối liên quan đến can thiệp.
+ Kháng kết tập tiểu cầu:
● Kháng kết tập tiểu cầu kép liều duy trì sau đặt stent 1 tháng: Aspirin 75 - 100 mg/24h và clopidogrel 75 mg/24h.
● Sau đó dùng kháng kết tập tiểu cầu đơn lâu dài: Aspirin 75 - 100 mg/24h hoặc clopidogrel 75 mg/24h. Trường hợp bệnh nhân có chỉ định sử dụng thuốc chống đông (kháng vitamin K hoặc NOAC) vì lý do khác thì chỉ cần sử dụng thuốc chống đông đơn độc.
+ Không chỉ định dùng thuốc ức chế glycoprotein IIb/IIIa thường quy.
+ Thuốc chống đông: Không cần dùng chống đông sau thủ thuật.
3.2.2. Phẫu thuật
- Chỉ định: Bệnh nhân tắc động mạch dưới đòn có nguy cơ phẫu thuật thấp hoặc thất bại khi điều trị can thiệp nội mạch.
- Phương pháp: phẫu thuật chuyển vị dưới đòn cảnh có kết quả tốt và an toàn (tỉ lệ duy trì tái thông 96% trong 5 năm) hoặc bắc cầu dưới đòn cảnh, cảnh cảnh, cảnh nách tùy vào vị trí tổn thương
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 2475/QĐ-BYT

  • Định nghĩa
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Liệu pháp kháng tiểu cầu trong dự phòng tiên phát BTM

    5333/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    4. Suy tủy xương

    1832/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vành mạn

    2248/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Phòng bệnh
    công văn 1779/syt-nvy ngày 30/03/2020 vv thực hiện chỉ thị 06/ct-nvy của bộ y tế và tăng cường thực hiện một số nội dung liên quan đến phòng, chống dịch covid-19
    BBBQCMR thông báo vv triển khai chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng có thẻ vip của pkđk

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space