Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


8.1. Cấp cứu trước viện

(Trở về mục nội dung gốc: 4689/QĐ-BYT )

8.1.1. Trường hợp bệnh xác định

- Là trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

- Khám và đánh giá nhanh mức độ lâm sàng:

- Ghi nhận sinh hiệu (mạch, nhiệt độ, HA), các triệu chứng của bệnh nhân COVID-19. Đếm nhịp thở, đo SpO2. Đánh giá tình trạng mất nước: khát nước, môi khô, dấu hiệu véo da dương tính

- Phát hiện các dấu hiệu nặng của bệnh như tím tái, rối loạn tri giác, co giật, hôn mê, sốc…

8.1.2. Phân mức độ lâm sàng

- Nhẹ

- Trung bình

- Nặng

- Nguy kịch.

* Trẻ nhỏ:

- Mức độ trung bình: ho hoặc khó thở và thở nhanh. Thở nhanh: TST ≥ 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng; TST ≥ 50 lần/phút ở trẻ từ 2 - 11 tháng; TST ≥40 lần/phút ở trẻ từ 1 - 5 tuổi) và không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng.

- Mức độ nặng: ho hoặc khó thở, và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây: Tím tái hoặc SpO2 < 93% hoặc suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực) hoặc trẻ được chẩn đoán viêm phổi và có bất kỳ dấu hiệu nặng sau: không thể uống/bú được; li bì hoặc hôn mê, co giật.

8.1.3. Điều trị ban đầu khi tiếp cận F0 (TT vận chuyển cấp cứu 115)

  1. a) Liệu pháp oxy và theo dõi

- Bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ trung bình, nặng/ nguy kịch.

- Thở oxy qua gọng mũi (1-4 lít/phút), hoặc mask thông thường (5- 10l/p), hoặc mask có túi dự trữ (10-15 lít/phút). Nên sử dụng CPAP qua van Bousignac.

- Điều chỉnh để đạt đích SpO2 ≥ 90% cho người lớn, và SpO2 ≥ 92-95% cho phụ nữ mang thai.

- Với trẻ em, nếu trẻ có các dấu hiệu cấp cứu như khó thở nặng, tím tái, sốc, hôn mê, co giật.., cần cung cấp oxy trong quá trình cấp cứu để đạt đích SpO2 ≥ 94%. Khi tình trạng trẻ ổn định, điều chỉnh để đạt đích SpO2 ≥ 96%.

- Theo dõi sát tình trạng người bệnh để phát hiện các dấu hiệu nặng, thất bại với liệu pháp thở oxy để có can thiệp kịp thời. (bóp bóng, đặt ống nội khí quản...).

  1. b) Đặt dường truyền tĩnh mạch

Glucolyte 2 (hoặc natriclorua 0,9%) x 500 ml truyền nhanh, nếu HA 90 mmHg truyền 1000 ml.

  1. c) Corticoid

- Dexamethaxon liều 6mg tiêm TM hoặc đường uống.

- Có thể thay bằng: Hydrocortison (tiêm tĩnh mạch; viên) người lớn: 100mg tiêm TM. Trẻ em: 0,5 mg/kg/lần hoặc uống Methylprednisolon. Người lớn: 16 mg/lần

- Hội chứng viêm hệ thống ở trẻ em liên quan tới COVID-19 (Multisytem Inflammatory Syndrome in Children- MIS-C). Trẻ em: 0,8 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch, hoặc uống Prednisolon người lớn: 40 mg/lần. Trẻ em:1 mg/kg/lần (tối đa 40 mg)

  1. d) Thuốc chống đông máu

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20211125covid.docx .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 4689/QĐ-BYT

  • 8.1. Cấp cứu trước viện
  • 8.2. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh COVID-19
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHUNG KHI MANG THAI

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sản giật và tiền sản giật

    1493/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hoạt động bình thường của mũi xoang
    Các biểu tượng quản lý khóa học
    BBBQCMS thông báo vv phân công hỗ trợ đơn vị cấp cứu tại phòng khám đa khoa

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space