ICF thuộc họ của hệ thống Phân loại Quốc tế, của tổ chức Y tế thế giới, áp dụng trong những khía cạnh khác nhau về sức khỏe. Phân loại Quốc tế của WHO cung cấp một khung khái niệm để mã hóa những thông tin về sức khỏe, ví dụ: chẩn đoán, chức năng và mất khả năng, những lí do đến với dịch vụ sức khỏe, và dùng như ngôn ngữ chung được chuẩn hóa cho phép giao tiếp về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới của những ngành khoa học khác nhau.
Phân loại Quốc tế của WHO về tình trạng sức khỏe (Bệnh lí, rối loạn, chấn thương v.v..) được phân loại chính trong phân loại quốc tế về bệnh tật ICD-10 (International Classification Diseases). Chức năng và Giảm chức năng liên quan đến bệnh tật được phân loại trong ICF. Do vậy, ICF và ICD bổ sung cho nhau và người sử dụng được khuyến khích sử dụng hai hệ thống này chung với nhau. ICD-10 cung cấp chẩn đoán về bệnh tật, rối loạn, hay những vấn đề bệnh tật khác, và những thông tin này được nâng cao chất lượng bằng cách bổ sung những thông tin được cung cấp trong mô hình ICF về chức năng. Cùng một lúc, những thông tin chẩn đoán cộng với thông tin về chức năng sẽ cung cấp một bức tranh tổng quát nhiều ý nghĩa về tình trạng bệnh tật của con người và dân số, mà điều này có thể hữu ích cho việc quyết định lâm sàng.
2.3.1 Những mô hình Chức năng và Giảm khả năng trong giai đoạn sớm
Vài mô hình (Bảng 1.1) diễn tả sự mất khả năng đã được đưa ra trên thế giới trong suốt vài thập kĩ qua. Hai lý thuyết về Mô hình Nagi và Phân loại Quốc tế về khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật (International Classification ICIDH của tổ chức Y tế thế giới. Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu phục hồi chức năng Y khoa (The National Center for Medical Rehabilitation Research NCMRR) đã phát triển mô hình thứ ba trong đó nêu lên những yếu tố nguy cơ cá nhân đối với việc mất khả năng cả hai phương diện thể chất và xã hội.
Suốt thập niên 1990, chuyên viên VLTL bắt đầu phát hiện khả năng tiềm tàng của mô hình giảm khả năng và đề nghị những sơ đồ cũng như thuật ngữ sử dụng cho quyết định lâm sàng trong thực hành và trong nghiên cứu. Hội VLTL của Mỹ kết hợp và mở rộng mô hình giảm khả năng của Nagi và những thuật ngữ liên quan trong tài liệu được tán thành và thông qua năm 1997, 2001. Tuy nhiên, khi áp dụng khung khái niệm của mô hình Nagi, ICIDH, và NCMRR một cách rộng rãi trong lâm sàng và trong nghiên cứu, các mô hình này đã bị chỉ trích vì chỉ tập trung vào bệnh học. Những mô hình đó diễn tả con đường dẫn đến mất khả năng trực tiếp do hậu quả của bệnh lí dựa vào Y - Sinh học mà không quan tâm đến ảnh hưởng môi trường và xã hội.
Bảng 1.1 Những mô hình Giảm khả năng
Mô hình
|
Nagi
1965
|
ICIDH 1980
|
NCMRR
1993
|
ICF
2001
|
Bệnh lí (Pathology)
|
x
|
x
|
x
|
x
|
Khiếm khuyết (Impairment)
|
x
|
x
|
x
|
|
Cấu trúc/Chức năng Body Structure/ Function
|
|
|
|
x
|
Giới hạn chức năng (Functional Limitation)
|
x
|
|
x
|
|
Giới hạn hoạt động (Activity Limitation)
|
|
|
|
x
|
Giảm khả năng (Disability)
|
x
|
x
|
x
|
|
Hạn chế tham gia (Participation Restriction)
|
|
|
|
x
|
Tàn tật (Handicap)
|
|
x
|
|
|
Giới hạn xã hội (Social Limitation)
|
|
|
x
|
|
|