Rung nhĩ

(Tham khảo chính: 7. Rối loạn trên thất (nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổ, ngoại tâm thu trên thất, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổ))

Rung nhĩ

Rung nhĩ xảy ra khi có sự hoạt hoá vô tổ chức ở tâm nhĩ hoặc tĩnh mạch phổi, làm tăng tốc độ nhĩ lên 400 đến 600 nhịp/phút. Điện tâm đồ rung nhĩ không thấy được sóng P do tốc độ nhĩ rất nhanh và điện thế được tạo ra với biên độ thấp, mà thay vào đó là những xung động của rung nhĩ được gọi là sóng f.

Những sóng xung động này không thể dẫn qua nút nhĩ thất để xuống tâm thất, tuy vậy khi nút nhĩ thất hết thời kỳ trơ, một số xung động có thể đi qua được nút nhĩ thất. Đó là lý do tại sao tần số thất không thể đạt 400-600 nhịp/phút như nhĩ mà thường ở khoảng 100 - 200 nhịp/phút. Mức độ đáp ứng của nút nhĩ thất so với các sóng của nhĩ (khả năng dẫn sóng từ nhĩ qua nút nhĩ thất) thường không ổn định, có thể được giới hạn khi dùng thuốc ức chế nút nhĩ thất.

Do nút nhĩ dẫn có thời gian trơ không đều, nên những phức bộ QRS được hình thành do sóng từ nhĩ cũng thường không đều và không có hình thái ổn định, các khoảng RR thay đổi.

Hai rối loạn nhịp không đều khác là cuồng nhĩ với dẫn truyền thay đổi và nhịp nhanh nhĩ đa ổ (MAT) .Cuồng nhĩ có sóng F răng cưa điển hình; nhịp nhanh nhĩ đa ổ phải có ba hình thái sóng P riêng biệt trong một ECG 12 chuyển đạo. Lưu ý rằng có một số rối loạn nhịp có tính lặp lại, chẳng hạn như block AV độ II Mobitz 1 (Wenkebach) .

Điều này có nghĩa là một Điện tâm đồ rung nhĩ sẽ không thấy được sóng P và phức hợp QRS không đều và không đồng bộ. Tần số thất thường nhanh, trừ khi bệnh nhân dùng thuốc ức chế nút nhĩ thất như thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi non-dihydropyridine. Sóng lăn tăn có thể thấy hoặc không.

Ví dụ:

Tài liệu tham khảo:
1. Chou’s Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, 6e
2. Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009;doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.