Block nhĩ thất độ III(Tham khảo chính: 5. Các bệnh lý rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất (các dạng block trong tim)) |
Block nhĩ thất độ IIIBlock nhĩ thất độ III, hay block dẫn truyền hoàn toàn, xảy ra khi nút AV bị block hoàn toàn và không cho điện khử cực đi qua. Dẫn đến sóng P (khử cực nhĩ) không còn liên quan đến hoạt động của phức bộ QRS (khử cực thất) - nghĩa là sóng P và phức bộ QRS có tần số khác nhau. Sự phát nhịp của thất hoàn toàn không được điều kiển (ảnh hưởng) bởi sóng P của nhĩ. Trong tình huống này, thất không bắt được xung điện từ nhĩ mà phải tự phát nhịp. Tuy nhiên, cho tự động tính của thất không cao nên tâm thất không thể tự phát nhịp với tần số nhanh. Tần số thất (phức bộ QRS) thấp hơn tần số của nhĩ (sóng P) (60 - 100 nhịp/phút). - Tần số: 40 lần/phút nếu ổ phát nhịp cao (phần trên bó His). < 40 lần/phút nếu ổ phát nhịp thấp (phần dưới bó His). Một biến thể khác của block nhĩ thất độ III là trường hợp block nhĩ thất cao độ (nằm ở phần thấp), xảy ra khi có sự phân ly nhĩ thất nhưng sóng P thỉnh thoảng truyền qua được nút nhĩ thất để tạo ra phức bộ QRS. Phân ly nhĩ thất hoàn toàn khi có 2 ổ chủ nhịp: ở nhĩ cho sóng P và ổ tại thất cho phức bộ QRS. thường thì QRS giãn rộng, nhịp nhanh hơn nhịp tự động tính vốn có của thất (giúp phân biệt với block nhĩ thất) Block nhĩ thất độ III thường có các triệu chứng của nhịp chậm và có các biểu hiện lâm sàng tương ứng với thiếu cung lượng tim như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và ngất. Bệnh lý hệ thống dẫn truyền (Bó His-Purkinje) là nguyên nhân của block nhĩ thất độ III (không do ổ ngoại tâm thu hay dùng thuốc ức chế dẫn truyền nhĩ thất), nên bệnh thường không hồi phục và cần chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn Ví dụ:
Tài liệu tham khảo: |