Nhịp bộ nối(Tham khảo chính: 8. Rối loạn nhịp thất ( Ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, Rung thất, cuồng thất, vô tâm thu)) |
Nhịp bộ nốiNhịp bộ nối xảy ra khi ổ phát nhịp của tim ở gần hoặc trong nút nhĩ thất mà không phải từ nút xoang. Do dẫn truyền ở thất vẫn xảy ra bình thường đi qua hệ His-Purkinje, do vậy thời gian dẫn truyền đến mạng Purkinje vẫn không đổi, kết quả là phức bộ QRS vẫn hình dáng hẹp, không dãn rộng. Nhịp bộ nối thường chậm - dưới 60 nhịp/phút. Khi tần số cao hơn, được gọi là một nhịp bộ nối gia tốc. Do ổ phát nhịp tại nút AV hoặc xung quanh nút AV, sóng điện phát nhịp sẽ cùng lúc di chuyển xuống thất và di chuyển lên nhĩ. Do vậy sóng khử cực của nhĩ sẽ có thể bị che bởi sóng khử cực của thất. Điều này gây hiện tượng là không nhìn thấy sóng P - bị lẫn trong phức bộ QRS, hoặc ngay trước phức bộ QRS hoặc ngay sau phức bộ. Hình thái của sóng P lúc này sẽ không giống với P xoang (dương ở DII và hai pha ở V1) do dòng điện sẽ đi từ nút nhĩ thất ngược về nút xoang và về nhĩ trái. Sóng P sẽ có hình thái đảo ngược ở DII. Việc điều trị dựa vào điều trị nguyên nhân nguyên phát: sử dụng quá liều thuốc chẹn nút nhĩ thất hoặc rối loạn điện giải. Hình bên dưới là nhịp bộ nối với sóng P ngược được nhìn thấy ngay trước phức hợp QRS. Đây là đặc điểm của nhịp phát phía trên nút bộ nối vì nó vẫn còn có thời gian trì hoãn sóng tại nút bộ nối, cho phép sóng P vẫn xuất hiện trước phức bộ QRS. Hình thứ hai cho thấy sóng P ngược ngay sau phức hợp QRS. Đây là đặc điểm của nút phát nhịp ở dưới nút bộ nối. Khi này dòng điện được truyền ngược qua nút bộ nối để lên nhĩ, gây hiện tượng trì hoãn sóng tại nút nhĩ thất, gây khử cực nhĩ chậm, gây hình ảnh sóng P phía sau phức bộ QRS ECG Ví dụ: Tài liệu tham khảo: |