Tăng Kali máu

(Tham khảo chính: 11. Điện tâm đồ trong các bệnh lý: rối loạn điện giải và ngộ độc digitalis, tâm phế cấp/ mạn, viêm màng ngoài tim cấp)

Tăng Kali máu

Tăng Kali máu có thể gây ra rối loạn nhịp đe dọa tử vong, do đó nhận biết sớm các thay đổi trên ECG rà rất quan trọng. Các thay đổi trên ECG tùy thuộc vào ngưỡng Kali trong máu, từ tăng nhẹ đến rất cao, có các đặc điểm sau:

  1. Sóng T cao nhọn ở các chuyển đạo trước ngực, khoảng QT ngắn và đôi khi có đoạn ST chênh xuống.
     

    TWaves2

  2. Phức bộ QRS dãn rộng (thường có ở mức Kali máu ≥ 6.5 mEq/L). Thường được xem là tình trạng chậm dẫn truyền tại thất không đặc hiệu khi phức bộ QRS có thời gian lớn hơn 0.12 giây nhưng không có hình ảnh của Block nhánh trái hay phải. Các bệnh lý chậm dẫn truyền tại thất thường gặp sẽ có hình ảnh phức bộ rS hay sóng S đơn độc ở V1 - Block nhánh trái; hay có hình ảnh Block nhánh phải ở DI và V6 với sóng S âm sâu, rộng.

    Trên lâm sàng: Nếu thấy hình ảnh chậm dẫn truyền tại thất, hãy nghĩ đến chẩn đoán tăng kali máu
     
  3. Giảm biên độ sóng P kèm theo tăng thời gian khoảng PR và một nhịp chậm do block dẫn truyền nhĩ thất khi ngưỡng Kali trong máu đạt 7.0 mEq/L.

    Trên lâm sàng, bù dịch, tạo nhịp hay ép tim không giúp cải thiện tình trạng tăng kali máu. Cần thiết phải điều trị nguyên nhân nguyên phát gây tăng Kali máu.
     
  4. Không thấy sóng P mà thay vào đó là các sóng lăn tăn hình sin (hình bên dưới) là một dấu hiệu nguy hiểm

    Hyperkalemia
     

    Trên lâm sàng, truyền tĩnh mạch Calci là một yếu tố bảo vệ tim mạch trong bệnh cảnh tăng kali máu. Hiệu quả của điều trị trên ECG có thể nhận biết ngay sau truyền tĩnh mạch thuốc calci (xem ví dụ bên dưới). Calci không làm giảm nồng độ Kali trong máu, vì vậy cần các biện pháp khác như truyền bicarbonate hoặc insulin. Phải tránh sử dụng Calicum cho BN bị ngộ độc digoxin gây ra tăng kali máu do nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong.

HyperkalemiaBefore-After

Ví dụ:

Tài liệu tham khảo:
1. Chou’s Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, 6e
2. Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009; doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.