Nhồi máu cơ tim cấp thành trước ST chênh lên(Tham khảo chính: 9. Điện tâm đồ trong Bệnh lí mạch vành ( Hội chứng vành cấp, Bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định)) |
Nhồi máu cơ tim cấp thành trước ST chênh lênNhồi máu cơ tim cấp thành trước ST chênh lên ( anterior STEMI) xảy ra khi khối cơ tim ở thành trước (do động mạch liên thất trước (LAD) cấp máu nuôi) bị tổn thương do thiếu máu nuôi. Khi Nhồi máu cơ tim thành trước lan rộng đến vùng đỉnh và thành bên, thường là do tắc động mạch liên thất trước hay ở cả động mạch vành trái, NMCT được định khu là trước rộng. NMCT cấp thành trước ST chênh lên có thể nhìn thấy các bất thường trên ECG:
Theo Guildlines của ACC/AHA về Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, phải có đoạn ST mới phát hiện chênh lên tại điểm J trong ít nhất 2 chuyển đạo liền kề ≥ 2 mm (0,2 mV) ở nam hoặc 1,5 mm (0,15 mV) ở nữ trong chuyển đạo V2-V3 và/hoặc ≥ 1 mm (0,1 mV) trong các chuyển đạo trước ngực và chuyển đạo chi. (hay nói cách khác để dễ nhớ là ST chỉ cần chênh lên trên 1mm ở bất kỳ hai chuyển đạo nào liền kề, ngoại trừ ở V2 hoặc V3 - ST cần chênh lên từ 2 mm ở nam hoặc 1,5 mm ở nữ).. Xem ví dụ ECG dưới đây và các ví dụ ở cuối bài: ECG cho thấy một Nhồi máu cơ tim thành trước bán cấp (sóng Q âm ở các chuyển đạo trước V1-V2), gây ra hình ảnh R cắt cụt, (PRWP). Đây là ví dụ về một nhồi máu cơ tim cũ ở thành trước: Lưu ý: Để kết luận rằng có nhồi máu cơ tim cũ ở thành trước trên ECG, phải không có sóng R ở V1 và V2. Nếu có sóng R ở V1 hoặc V2, đó là hình ảnh R cắt cụt chứ không phải là Nhồi máu cơ tim cũ thành trước. Trong các trường hợp hiếm, ST có thể chênh lên và kéo dài ở V1 và/hoặc V2, cho thấy có phình vách thất trái một biến chứng của nhồi máu cơ tim. Xem thêm ở bài Phình vách thất trái (ECG Ví dụ) hay Phình vách thất trái. Ví dụ về nhồi máu cơ tim thành trước cũ với Phình vách thất trái sau đây: Ví dụ:
Tài liệu tham khảo: |