Lớn nhĩ trái

(Tham khảo chính: 4. Các bệnh lý lớn các buồng tim (lớn/dày nhĩ, lớn/ dày thất))

Lớn nhĩ trái (LAE):

Khi có lớn nhĩ trái, thời gian dòng điện đi từ nút xoang dọc theo thành sau của nhĩ sẽ kéo dài hơn, dẫn thời điểm bắt đầu khử cực nhĩ trái sẽ trễ hơn (thể hiện bằng sóng khử cực nhĩ trái trễ hơn, gây hình ảnh lệch pha với sóng khử cực của nhĩ phải, gây hình ảnh 2 pha tại V1). Bên cạnh đó, do nhĩ phải dãn ra làm làm sóng P có thời gian khử cực dài hơn (vậy là vừa dài và vừa trễ). Tiêu chí chuẩn đoán Lớn nhĩ trái trên ECG 12 chuyển đạo như sau:

  1. Thời gian hoạt động của sóng P ở DII lớn hơn 0.12 giây
    HOẶC
  2. Phần âm của sóng P ở V1 kéo dài hơn 0.04 giây ( 1 ô nhỏ), và điện thế sóng P nhỏ hơn -1 mm (điện thế thấp hơn -1mm)

Sóng P hai đỉnh xảy ra khi hoạt động khử cực của nhĩ trái và nhĩ phải bị lệch pha, thể hiện bằng sóng P 2 đỉnh ở chuyển đạo DII. Dấu hiệu này của sóng P khẳng định có lớn nhĩ trái rõ ràng (thường gặp trong hẹp van hai lá).

Lưu ý rằng mặc dù lớn nhĩ trái là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tình trạng rung nhĩ. Tuy nhiên khi đã xuất rung nhĩ trên điện tâm đồ, các sóng của nhĩ sẽ lăng tăng và không thể phân định được vùng nhĩ, thể tích nhĩ... Do vậy tiêu chí đánh giá lớn nhĩ trái sẽ không còn rõ ràng trên điện tâm đồ

Nguyên nhân

  • Cổ điển nhìn thấy với hẹp van hai lá, nhĩ phì đại đơn độc.
  • Tăng huyết áp hệ thống kết hợp với phì đại thất trái.
  • Hẹp động mạch chủ kết hợp với phì đại thất trái.
  • Thiểu sản van hai lá kết hợp với phì đại thất trái.
  • Cơ tim phì đại kết hợp với phì đại thất trái.

Ví dụ:

Tài liệu tham khảo:
1. Chou's Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, Sixth Edition, Saunders, Philadelphia, 2008.
2. Surawicz B, et al. AHA/ACCF/HRS Recommendations for the Standardization and Interpretation of the Electrocardiogram. Circulation. 2009;doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.191095.