Hội chứng Lown-Ganong-Levine

(Tham khảo chính: )

Hội chứng Lown-Ganong-Levine

Hội chứng Lown-Ganong-Levine (LGL) xảy ra khi có một đường phụ xuất hiện bẩm sinh nối trực tiếp tâm nhĩ với tâm thất, bỏ qua nút nhĩ thất tương tự như hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW). Do đó, khi nút xoang phát nhịp, điện khử cực không cần phải đi qua nút nhĩ thất như bình thường (thường làm chậm sự khử cực tâm thất). Thay vào đó, điện thế có thể đi xuống qua đường phụ và khử cực thất nhanh chóng. Khoảng thời gian giữa việc nút xoang phát nhịp và khử cực thất ngắn dẫn đến một khoảng PR ngắn trên ECG.

Đặc điểm chính khác biệt giữa các hội chứng LGL và WPW là đường phụ trong hội chứng LGL nối với đường dẫn truyền bình thường (bó His); trong khi ở hội chứng WPW đường phụ nối trực tiếp cơ tim thất. Do đó, cả hai hội chứng đều có khoảng PR ngắn, tuy nhiên hội chứng LGL sẽ không có sóng delta hoặc phức bộ QRS dãn rộng như đã thấy trong hội chứng WPW. Điều này là do dòng điện khử cực cơ thất xảy ra với tốc bình thường trong hội chứng LGL (hình dáng QRS sẽ không dãn rộng >120mm giây), trái ngược với hình ảnh có sóng delta do dòng điện đi từ tế bào cơ này đến tế bào cơ khác (hình dàng QRS>120mm giây) như trong WPW.

Các rối loạn và biến chứng của hội chứng LGL và hội chứng WPW là giống nhau: bao gồm Nhịp nhanh nhĩ vào lại nhĩ thất (AVRT) và Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh. Điều trị của hội chứng LGL tương tự như hội chứng WPW, thuốc chống loạn nhịp Procainamide thường được sử dụng. Cắt đốt đường phụ ở hội chứng LGL khó hơn so với hội chứng WPW vì nó nằm rất gần nút nhĩ thất và có nguy cơ gây ra Block nhĩ thất hoàn toàn và phải cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Ví dụ:

Tài liệu tham khảo:

  1. Surawicz B, et al. Circulation. 2009;119:e235-240.
  2. Chou's Electrocardiography in Clinical Practice: Adult and Pediatric, Sixth Edition, Saunders, Philadelphia, 2008.